Quan Niệm Cho Con Bú Ngực Xấu Là Sai Lầm

  3530

Thời con gái, nhiều người ngực đẹp. Đến khi mang thai, cho con bú ngực bị chảy xệ nên đổ lỗi ngực xệ là do cho con bú. Thư chuyện này thế nào?

Thời con gái, nhiều người ngực đẹp. Đến khi mang thai, cho con bú ngực bị chảy xệ nên đổ lỗi ngực xệ là do cho con bú. Thư chuyện này thế nào?


1. Những thay đổi ngực trong quá trình mang thai

Khi mang thai, không chỉ cơ thể, tử cung người phụ nữ thay đổi, ngay cả bộ ngực cũng thay đổi theo để phù hợp với việc tiết sữa mẹ cho con bú. Trong đó, ngực phụ nữ sẽ có những thay đổi sau:

- Núm vú và các vùng xung quanh sẫm hơn.

- Quầng vú, đầu vú to hơn.

- Ngực căng và to hơn.

- Các tuyến bã xung quanh đầu phú phát triển mạnh hơn. Đây còn gọi là hạt sữa để kích thích sữa về.

- Đường gân ngực cũng rõ hơn do ngực căng và to hơn.

2. Ngực chảy xệ do cho con bú?

Thực tế, khi mang thai, các dây chằng ở ngực cũng bị kéo căng hơn khiến vùng ngực bị dãn. Đặc biệt sau khi sinh, sữa về nhiều nếu không cho con bú liên tục, ngực sẽ căng, co dãn nhiều hơn và chắc chắn sẽ chảy xệ hơn so với thời con gái.

Tuy nhiên, tình trạng ngực bị xệ nhiều hay ít còn phụ thuộc và việc cho con bú ở mẹ. Với các tư thế sai khi cho con bú, ngực sẽ có nguy cơ bị chảy xệ nhiều hơn.

Tư thế bú đúng:

- Mẹ cho con bú ở tư thế nghiêng người, một tay đỡ đầu và cổ trẻ, một tay đỡ ngực giúp ngực hạn chế chảy xệ trong quá trình cho bú.

- Cho con nằm bú cũng là cách giúp hạn chể chảy xệ ở ngực.

- Mặc áo chuyên dụng cho con bú giúp con bú dễ dàng, sữa về tốt và nâng đỡ ngực, hạn chế ngực bị xệ.

Tư thế bú sai khiến ngực bị xệ nhiều:

- Cho con bú mà không sử dụng áo ngực chuyên dụng, không dùng tay nâng đỡ ngực khiến ngực bị thả rông và dễ chảy xệ.

- Để con kéo vú tự do dẫn tới dãn cơ vùng ngực.

- Tắc sữa quá lâu mà không cho trẻ bú để thông sữa dẫn tới cương vú và tình trạng co dãn ngực nhiềsu hơn.

Như vậy, dù cho con bú sữa mẹ đúng tư thế hay sai tư thế ngực đều bị chảy xệ. Sự khác biệt là ngực chảy nhiều hay ít mà thôi. Ngoài ra, ngay cả trẻ bú sữa ngoài ngực vẫn bị chảy xệ do quá trình mang thai ngực căng to để kích tuyến sữa về.

+ Xem thêm:

LỖI TAI HẠI KHIẾN NGỰC XỆ SAU SINH

NỖI NIỀM CỦA MẸ NGỰC XỆ SAU SINH, PHẢI LÀM SAO?


Nguồn bài viết: sưu tầm
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: