Sởi là căn bệnh thường gặp ở trẻ em và đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của trẻ nhỏ. Dưới đây là những điều cha mẹ cần biết về bệnh sởi.
Nguyên nhân lây bệnh
Bệnh sởi thường xuất hiện ở những vùng có khí hậu ẩm ướt, đặc biệt là vào mùa xuân và thường gặp ở trẻ từ 1- 4 tuổi.
Nguyên nhân trẻ em thường mắc bệnh sởi là do kháng thể của trẻ yếu nên dễ bị vi rút siêu vi sởi tấn công và gây bệnh.
Sởi là một trong những bệnh truyền nhiễm, có tốc độ lây lan rất nhanh trong cộng động. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, tuyến nước bọt nên khi tiếp trò chuyện hoặc vô tình chạm phải nước bọt của người bị sởi là có thể bị nhiễm bệnh.
Dấu hiệu nhận biết bệnh sởi
- Trẻ bị sốt kèm theo phát ban đỏ ( cha mẹ thường nhầm lẫn với sốt phát ban)
- Sau khoảng từ 10 - 12 ngày nhiễm bệnh trẻ sẽ có biểu hiện sốt nhẹ, hoặc sốt cao liên tục nhiệt độ từ 39 độ C đến 40 độ C, kèm hắt hơi, sổ mũi, ho, mắt đỏ, đi ngoài.
- Sau 4 ngày bị sốt, cơ thể bé sẽ bị phát ban. Ban bắt đầu từ sau hai tai sau đó lan rộng toàn thân hoặc mọc xen kẽ giữa các khoảng da. Thông thường trẻ bị sởi những nốt ban có màu hồng nhạt, khi ấn vào có thể mất đi và nhẵn.
- Nếu ban xuất hiện thưa thớt giữa các khoảng da trên người bé thì đây là dấu hiệu của bệnh ở giai đoạn nhẹ.
- Bệnh nặng là khi ban xuất hiện dày đặc trên cơ thể trẻ lan ra khắp lòng bàn tay và bàn chân.
- Sau 3 ngày phát ban, các nốt đỏ trên cơ thể trẻ sẽ bay đi để lại màu thâm. Khi ban bay hết, trẻ sẽ hết sốt và bình phục trở lại.
- Khi ban đã bay hết nhưng trẻ vẫn sốt dai dẳng kéo dài, cha mẹ cần lưu ý vì có thể trẻ bị các biến chứng nguy hiểm khác như: viêm tủy, đi ngoài kéo dài, viêm phổi, các bệnh về thanh quản, loét giác mạc do thiếu vitamin A, nguy hiểm hơn trẻ có thể bị tử vong.
Cách điều trị bệnh sởi
- Khi phát hiện con bị sốt cao và có dấu hiệu nêu trên cha mẹ đừng quá lo lắng mà vội vàng đưa con đến bệnh viện. Vì lúc này cơ thể trẻ rất yếu, sức đề kháng không tốt nếu nhập viện ngay dễ bị nhiễm các loại virut gây bệnh khác, hơn nữa khi trẻ bị sởi cần kiêng gió nên hạn chế ra ngoài.
- Nếu con có dấu hiệu bị sởi cần đưa bé đến bệnh viện, nhưng cha mẹ cần lưu ý cho con ăn mặc kín đáo, tránh gió.
- Trẻ bị bệnh sởi thường dùng paracetamol để giảm đau nếu cần. Tuy nhiên cha mẹ không nên tự tiện mua thuốc và cho con uống mà cần hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng phù hợp với con mình.
- Cho trẻ uống thật nhiều nước hoặc sữa, nước hoa quả tươi để tránh mất nước. Khi trẻ không muốn uống đừng ép con mà nên tham vấn ý kiến bác sĩ.
- Ngoài ra, mẹ nên dùng nước nhỏ mũi chuyên dụng để chống nghẹt mũi cho con. Dùng bông tăm tẩm nước muối để làm sạch mắt cho bé mỗi ngày.
- Lau người cho trẻ bằng nước ấm, tránh để con tiếp xúc với nước lạnh. Bên cạnh đó, nên dọn dẹp nơi ở của con sạch sẽ, thoáng mát nhưng cần tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào sẽ ảnh hưởng đến thị giác của trẻ.
- Cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng, uống vitamin, đặc biệt là vitamin A. Cho trẻ nghỉ ngơi tại nhà đến khi khỏe hẳn. Nếu sau khi ban bay hết mà trẻ vẫn sốt cần báo ngay với bác sĩ.
- Chú ý: Nếu chăm sóc con tại nhà tuyệt đối không được dùng vac-xin khi chưa có biến chứng.
Những sai lầm khi chăm sóc trẻ bị sởi
- Người xưa cho rằng người bị sởi không được tắm, không đi ra gió vì thế khi con bị sởi cha mẹ thường không tắm rửa và vệ sinh cho bé mỗi ngày. Nhiều người dùng khắn trùm kín người con.
Đây là quan niệm sai lầm, nếu bịt kín trẻ sẽ khó hạ sốt, nhiệt độ sẽ tăng lên khiến trẻ dễ bị co giật nguy hiểm đến tính mạng. Mẹ nên dùng nước ấm vệ sinh cơ thể cho con mỗi ngày để tránh vi khuẩn khác gây bệnh cho trẻ.
- Kiêng cữ ăn uống vì sợ trẻ không tiêu hóa được nhưng đây là quan niệm sai lầm. Các bác sĩ khuyên nên cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nếu trẻ chán ăn mẹ nên chia làm nhiều bữa và đổi món liên tục để kích thích trẻ ngon miệng hơn.
- Không vệ sinh nhà cửa nơi ở của người bệnh sạch sẽ, tạo điều kiện cho vi khuẩn khác phát triển và gây bệnh. Khi trẻ bị sởi nên cách ly bé với người xung quanh để tránh lây lan cho người thân và cộng đồng. Giữ cho phòng của bé luôn thoáng mát sạch sẽ.
+ Xem thêm:
TẦM QUAN TRỌNG CỦA VACXIN SỞI QUAI BỊ RUBELLA MẸ NÊN BIẾT
THỨC ĂN TĂNG ĐỀ KHÁNG CHO BÉ NGỪA DỊCH SỞI