Phân Trẻ Sơ Sinh Có Mùi Chua Là Dấu Hiệu Bệnh Gì ?

  11447

Phân trẻ sơ sinh có mùi chua, sủi bọt, lỏng và có chất nhầy rất có thể bé đã bị loạn khuẩn đường ruột dẫn đến tiêu chảy.

Phân trẻ sơ sinh có mùi chua, sủi bọt, lỏng và có chất nhầy rất có thể bé đã bị loạn khuẩn đường ruột dẫn đến tiêu chảy.

Cùng tìm hiểu để có cách xử ký sớm khi phát hiện trẻ gặp tình trạng trên nhé.

1. Nguyên nhân khiến phân trẻ sơ sinh có mùi chuaTrẻ dư nhiều đường phân thường có mùi chua và dễ tiêu chảy

Tùy từng trường hợp, nguyên nhân gây nên hiện tượng phân có mùi chua ở trẻ sơ sinh sẽ khác nhau:

- Có thể do lượng đường trong đồ ăn, nước uống hay sữa của trẻ không được tiêu hóa hết dẫn đến đường ruột bị kích thích.

- Với những trẻ bắt đầu giai đoạn ăn dặm, có thể bạn cho bé ăn quá nhiều tinh bột hoặc lượng tinh bột này chưa đủ chín ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.

2. Trường hợp nào là nghiêm trọng?

Theo các bác sĩ, trẻ đi ngoài 3 lần/ngày trong khi trọng lượng vẫn tăng bình thường thì không đáng lo ngại. Nếu phân của trẻ lỏng, chua, có thể sử dụng đến men tiêu hóa với liều lượng được chỉ định và không được dùng quá lâu trong trường hợp bé mắc phải chứng tiêu chảy cấp hay tiêu chảy kéo dài ngày. Bên cạnh đó có thể cân bằng lại chế độ dinh dưỡng, cẩn thận khi chọn thực phẩm để đảm bảo an toàn cho hệ tiêu hóa của bé.

Trong trường hợp bé bị tiêu chảy hơn 3 lần/ngày, phân có mùi chua thối, có bọt sủi, nghĩa là bé đã rơi vào tình trạng nặng, lúc này cần đưa bé đến bệnh viện để các bác sĩ thăm khám, chẩn bệnh và hướng dẫn cách chữa trị cho bé.

3. Mẹ làm gì khi trẻ đi phân có mùi chua?

Mẹ có thể sử dụng cà rốt cho trẻ

- Khi trẻ bị phân sống, có mùi thối, chua, phân màu vàng và không đóng khuôn, dừng ngay tất cả các món sữa chua và nước cam lại. Tiếp đến cho bé sử dụng men tiêu hóa, khi sử dụng thuốc dạng viên nhộng thì rút bỏ vỏ lấy ruột, pha với nước mới cho trẻ uống. Trường hợp bé có biểu hiện bị sốt nên đưa đi khám bác sĩ.

- Nếu mẹ không muốn sử dụng thuốc tây, mẹ có thể mua cà rốt, rửa sạch luộc lên cho chín và ép lấy nước cho bé uống thay thế nước lọc. Nên cho bé uống nguyên chất mà không pha thêm đường hay sữa vì rất có thể bé đi ngoài bất thường là do lượng đường chưa tiêu hóa được gây nên. Bên cạnh đó, khẩu phần ăn của bé cần hạn chế dầu mỡ, chất béo, tinh bột và tốt nhất hãy cho bé bú mẹ hoàn toàn. Ngoài ra cần xem xét đến vấn đề an toàn vệ sinh trong thực phẩm, trong những món đồ bé tiếp xúc hàng ngày nữa nhé.

- Về bản thân người mẹ, nếu như cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ mà phân trẻ sơ sinh có mùi chua thì nên hạn chế ăn nhiều tinh bột và đường vì đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các biểu hiện trên.

Do hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non yếu, chưa thể hấp thu được hết tất cả các dưỡng chất có trong thức ăn và đồ uống mà bé tiếp nạp nên việc bé bị đi ngoài là chuyện khá bình thường. Ở mức độ nhẹ, bố mẹ có thể tự xử lý bằng việc cho con uống men tiêu hóa, cân bằng lại khẩu phần ăn và đảm bảo vệ sinh an toàn tất cả những gì mà bé tiếp xúc. Ở mức độ nặng, bé nên được đưa đến bệnh viện để có biện pháp xử lý phù hợp.

+ Xem thêm:

Mùa Nắng Nóng Bé Dễ Bị Tiêu Chảy Mẹ Phải Xử Lý Thế Nào

Con Tiêu Chảy Mẹ Hãy Cho Uống Những Loại Nước Sau Để Không Ảnh Hưởng Tính Mạng


Nguồn bài viết: sưu tầm
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: