Cháu gái mình khi sinh ra đã có một cục bướu trên đầu nhô lên khá to. Ban đầu gia đình cũng lo lắng lắm, nhưng khi tìm hiểu và trao đổi với bác sĩ thì đã yên tâm rồi.
Hiện tượng này không phải là hiếm gặp nhưng không phải mẹ nào cũng biết nên mình đã tìm hiểu thông qua tình trạng của bé gái nhà mình, chia sẻ với các mẹ để mẹ nào có con bị giống vậy không phải lo lắng nữa nhé. À, thông tin thêm là bé gái nhà mình đã khỏi khi được 1 tháng tuổi.
1. Bướu huyết thanh là gì?
Bướu huyết thanh có ở phần lớn các bé được sinh bình thường. Là một cục u mềm trên đỉnh đầu bé, chạm vào có thể làm bé khóc vì đau. Sẽ tự nhỏ dần và biến mất trong năm bảy ngày sau sinh, không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Không nên chà, bóp vào bướu vì làm bé đau và lâu biến mất hơn.
Sự thành lập bướu huyết thanh là hiện tượng phù thấm thanh huyết dưới da, vị trí thường ở phần thấp nhất của ngôi thai, giữa lỗ mở cổ tử cung (do bị đường đẻ chèn ép nên máu động mạch đến được nhưng máu tĩnh mạch không về được gây ra phù). Mỗi loại ngôi thai có vị trí bướu huyết thanh riêng. Bướu huyết thanh chỉ xuất hiện sau khi ối vỡ. Bướu huyết thanh càng to chứng tỏ chuyển dạ càng kéo dài.
Nguyên nhân phần lớn là do khi sinh đầu của bé bị ép mạnh vào khung chậu của người mẹ làm cho những mạch máu nhỏ ở bề mặt của xương bị tổn thương dẫn đến chảy máu dưới màng xương, rồi hình thành nên bướu huyết thanh.
Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ sơ sinh, sẽ được hấp thụ dần, trường hợp bướu huyến thanh to thì phải gần 1 tháng mới hết. bướu này sẽ được hấp thụ dần dần sau nhiều tuần mà không cần điều trị, không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé, nhưng có thể gây vàng da cho bé.
2. Phân biệt bướu huyết thanh và bướu máu
Bướu huyết thanh và bướu máu đều nằm trên đầu trẻ sơ sinh. Tuy nhiên hai loại bướu này là khác nhau và có đặc điểm tồn tại khác nhau. Cần phải phân biệt chúng để các bậc phụ huynh nhận biết và yên tâm hơn.
Bướu máu là khối có hình tròn nằm ở vùng đỉnh đầu và lệch về phía thái dương. Rất hiếm khi bướu máu vượt quá đường giữa. Hiện tượng trên xảy ra do khi sinh đầu của bé bị ép mạnh vào khung chậu mẹ làm cho những mạch máu nhỏ ở bề mặt của xương bị tổn thương dẫn đến chảy máu dưới màng xương.
Máu tụ lại nhiều dần ở giữa màng xương và bản xương sọ tạo thành bướu máu. Tùy từng trường hợp mà kích thước của bướu máu có thể to hoặc nhỏ, có thể bị bướu máu một bên hoặc cả hai bên. Khi sờ khối bướu máu có cảm giác căng mềm như quả bóng nước.
Bướu huyết thanh (là hiện tượng phù nề tổ chức phần mềm vùng đỉnh đầu) có kích thước to hơn và có ngay sau đẻ. Bướu huyết thanh chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn từ 1-2 ngày rồi tự tiêu đi và đầu trẻ lại trở về hình dáng bình thường còn bướu máu thường xuất hiện sau đẻ 24 giờ và to dần lên trong tuần đầu sau sinh. Bướu máu mất đi sau vài tuần đến vài tháng (thường là khoảng 3 tháng).
Bướu máu và bướu huyết thanh đều không gây nguy hiểm cho bé ngoại trừ có thể gây vàng da trong những ngày đầu và thường bướu sẽ tự mất đi mà không cần điều trị.
+ Xem thêm:
11 ĐIỀU MẸ NÊN BIẾT VỀ CHẤT THẢI TRẺ SƠ SINH TRONG 10 NGÀY ĐẦU
NHỮNG NGƯỜI MẸ KHÔNG NÊN CHO TIẾP XÚC TRẺ SƠ SINH