Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Cân Nặng Thai Nhi

  5942

Mức độ tăng cân của mẹ trong thai kỳ, nếu mẹ tăng cân quá ít hoặc không tăng cân thì khả năng sẽ sinh con thiếu cân và ngược lại

Mỗi người đều là một cá thể riêng biệt, ngay từ trong bụng mẹ đã là như vậy, bạn đừng quá để tâm so sánh con mình với con nhà người ta. Hãy để bác sỹ giúp bạn ước tính cân nặng của con, và nếu bác không lưu ý gì thì tức là bạn không cần phải lo lắng, con vẫn ở trong khoảng cho phép.

Nói chung, cân nặng của bé sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

- Yếu tố di truyền nòi giống, chủng tộc;
- Điều kiện sức khỏe của mẹ, nếu mẹ bị béo phì hoặc tiểu đường thì cân nặng của con cũng thường lớn hơn;
- Vóc dáng của mẹ;
- Mức độ tăng cân của mẹ trong thai kỳ, nếu mẹ tăng cân quá ít hoặc không tăng cân thì khả năng sẽ sinh con thiếu cân và ngược lại;
- Thứ tự sinh của con, con rạ sinh sau thường lớn hơn anh chị mình. Tuy nhiên nếu khoảng cách giữa những lần sinh, nếu sinh quá sát, khi cơ thể mẹ chưa kịp phục hồi thì bé sau cũng có thể bị nhẹ cân;
- Số lượng thai trong bụng mẹ, nếu mẹ mang song thai hay đa thai thì cân nặng của từng bé cũng nhẹ hơn bình thường. 



Thai nhỏ quá dẫn đến nguy cơ bé bị suy dinh dưỡng, yếu ớt khi lớn lên, dễ bị viêm phổi, sức đề kháng kém, chỉ số thông minh thấp hơn bạn bè, dễ bị kích động và khó tập trung…

Nếu bác sỹ cho rằng thai của bạn nhỏ dưới mức trung bình, hãy làm các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân nào dẫn đến điều này - chức năng của nhau thai có tốt không, có vận chuyển đủ các chất dinh dưỡng đến thai không, dây rốn có gặp phải vấn đề gì không, chế độ dinh dưỡng của mẹ đã đúng hay chưa, mẹ có thường xuyên bị căng thẳng hay không. Xác định được nguyên nhân, bác sỹ sẽ hướng dẫn bạn cách điều chỉnh phù hợp chẳng hạn như thay đổi chế độ ăn, áp dụng các biện pháp thư giãn, nghỉ ngơi, điều trị nếu cần thiết.

Nhưng thai lớn quá cũng không tốt, có nhiều nguy cơ chẳng hạn sẽ gây khó khăn cho mẹ trong quá trình chuyển dạ và sinh nở, bản thân bé cũng dễ bị các vấn đề sức khỏe dù có vẻ ngoài “cồng kềnh”, bé dễ bị các bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh đường tiêu hóa, thậm chí bị tăng nguy cơ mắc ung thư...

Mẹ cũng cần lập tức phối hợp chặt chẽ với bác sỹ để cố gắng điều chỉnh lại cân nặng của mình và con.Để bảo đảm cân nặng chuẩn cho con, bạn hãy:

- Bỏ quan niệm ăn thiệt nhiều cho 2 người, nhưng cũng đừng kiêng khem ăn uống. Dù không phải là ăn gấp đôi khẩu phần nhưng mẹ bầu cũng cần tiếp nhận lượng dinh dưỡng nhiều hơn bình thường, khoảng 25%. Thực đơn của mẹ cần đa dạng, đầy đủ các nhóm chất - chất khi này là vấn đề đáng quan tâm hơn là lượng;
- Tránh những loại thực phẩm không tốt khi mang thai, tuyệt đối không hút thuốc lá, uống rượu;
- Điều chỉnh cường độ làm việc phù hợp;
- Vận động, tập luyện đều đặn để đảm bảo sức khỏe và “giữ dáng” cho cả hai mẹ con;
- Khám thai đều đặn, phòng ngừa và kiểm soát các bệnh có thể ảnh hưởng đến cân nặng của con, chẳng hạn như tiểu đường thai kỳ.

+ Xem thêm:

NHỮNG ĐIỀU THAI NHI HỌC ĐƯỢC TỪ MẸ TRONG 40 TUẦN THAI KỲ

BÀ BẦU KHÔNG NÊN UỐNG NƯỚC DỪA TRONG 3 THÁNG ĐẦU THAI KỲ


Nguồn bài viết: webtretho
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: