Những Việc Mẹ Bầu Nên Làm Trong 3 Tháng Đầu Mang Thai

  4371

Theo các chuyên gia y tế thế giới, các mẹ bầu trong 3 tháng đầu nên làm những điều dưới đây để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ lẫn con.

Thai kỳ được chia ra nhiều giai đoạn và nỗi giai đoạn cần có một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khác nhau. Do đó, tùy vào các giai đoạn mang thai mà các bà mẹ tương lai nên có chế độ chăm sóc cơ thể phù hợp.

Theo các chuyên gia y tế thế giới, các mẹ bầu trong 3 tháng đầu nên làm những điều dưới đây để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ lẫn con.

Bổ sung vitamin và khoáng chất

Phụ nữ mang thai cần được cung cấp các loại dinh dưỡng phù hợp cho chính cơ thể mình cũng như duy trì nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho bào thai. Bổ sung Vitamin và khoáng chất đúng cách trong thời gian mang thai, sẽ giúp bé phát triển khỏe mạnh, giảm nguy cơ xuất hiện các vấn đề bất thường về não và tủy sống của thai nhi về sau này, đồng thời giúp bà mẹ tránh được một số bệnh.

Theo các chuyên gia y tế Mỹ, axít folic và vitamin D là những dưỡng chất quan trọng nhất mà cơ thể cần trong ba tháng đầu tiên mang thai.

Hạn chế uống cà phê

Uống cà phê với lượng vừa phải sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thế nhưng, nếu các bà bầu ở giai đoạn “tam cá nguyệt thứ nhất” hấp thụ quá 200mg chất caffeine mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề xấu ở thai nhi, thậm chí là sẩy thai.

Bên cạnh cà phê, bạn cũng nên kiểm soát hấp thụ caffeine có chứa trong nước uống sô-đa và các loại trà, các chuyên gia y tế Mỹ khuyến cáo.

Ăn uống lành mạnh

Đối với những thai phụ khỏe mạnh thì ba tháng đầu mang thai chưa cần thiết ăn quá nhiều, vì thai nhi còn nhỏ, bà bầu chỉ nên ăn nhiều hơn bình thường một chút.

Đối với những thai phụ vốn dĩ đã gầy yếu, chưa đủ cân, sức khỏe kém thì thời điểm này nên bổ sung dinh dưỡng để tăng cân, chuẩn bị khi thai nhi lớn dần thì có đủ dinh dưỡng để nuôi bào thai khỏe mạnh.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý phải cân đối dinh dưỡng giữa chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và các khoáng chất. Chất đạm có nhiều trong cá, tôm, cua, thịt, đậu …; chất đường bột có nhiều trong cơm, ngô, khoai, sắn…; chất béo nên hấp thụ từ đậu phộng, mè, dầu ô liu, cá hồi… Ngoài ra, nên bổ sung thêm thực phẩm giàu canxi như trứng, sữa, tôm, cua…; thực phẩm giàu sắt như thịt bò, mộc nhĩ, nấm hương, rau muống… Đồng thời, nên uống 2 ly sữa tiệt trùng mỗi ngày để cung cấp chất dinh dưỡng cho cả mẹ lẫn con.

Không uống rượu, bia

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc trường Đại học New Mexico (Mỹ), phụ nữ mang thai dùng thức uống chứa cồn dù ít, cũng có thể làm ảnh hưởng xấu đến sự hình thành và phát triển não bộ của thai nhi.

Cho tới nay, giới y tế vẫn cho rằng, hạn chế bia rượu ở mức 1 ly nhỏ mỗi ngày là an toàn đối với thai phụ. Tuy nhiên, theo nghiên cứu nói trên, việc uống như vậy, nhất là trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ, có thể ảnh hưởng xấu đến khu vực não chỉ huy khả năng học tập và trí nhớ của thai nhi.

Do đó, các thai phụ tuyệt đối không nên uống bia, rượu và hút thuốc lá. Thay vào đó, nên uống nước lọc hoặc nước ép trái cây để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Nhận biết các thực phẩm cần tránh

Khi mang thai, điều quan trọng là bạn phải tránh các loại thực phẩm chưa được nấu chín, sữa chua chưa tiệt trùng vì chúng chứa nhiều độc tố, vi khuẩn có thể gây hại cho thai nhi.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một số thực phẩm không tốt cho thai phụ thường là thơm (dứa), cá chứa thủy ngân, khoai tây mọc mầm, pa-tê... Vì vậy, bạn không nên ăn những loại thực phẩm này để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và con.

Ngủ nhiều hơn

Nghỉ ngơi đầy đủ cũng là việc làm quan trọng trong suốt ba tháng đầu tiên bầu bí. Do đó, các thai phụ nên cố gắng tìm một tư thế ngủ lý tưởng và thích nghi với những thay đổi của cơ thể khi mang thai.

Kiểm soát stress

Căng thẳng trong thai kỳ có thể gây ra chứng trầm cảm ở bà bầu, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi và cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng tự kỷ ở trẻ sau này.

Hãy xem thời gian mang thai và sinh con là cơ hội thư giãn tuyệt vời để tận hưởng niềm vui và hạnh phúc được làm mẹ.

Tránh tiếp xúc hóa chất

Các hóa chất độc hại từ các sản phẩm tẩy rửa như xà bông giặt đồ, nước rửa chén, thuốc tẩy nhà vệ sinh... có thể thấm qua da và gây hại cho sức khỏe của thai phụ và thai nhi. Do vậy, bạn nên hạn chế tiếp xúc với hóa chất bằng cách đeo găng tay cao su mỗi khi làm vệ sinh các vật dụng trong gia đình.

Tập thể dục cơ sàn chậu

Các chuyên gia y tế Mỹ cho biết, tập thể dục phần cơ sàn chậu trong ba tháng đầu mang thai cũng là điều cần thiết nhằm giảm nguy cơ bị tiểu són trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh con.

+ Xem thêm:

9 DẤU HIỆU BẤT THƯỜNG TRONG THAI KỲ MẸ CẦN KHÁM NGAY

6 DẤU HIỆU CỰC KỲ NGUY HIỂM KHI MANG THAI


Nguồn bài viết: eva
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: