Những Vật Dụng Mẹ Cần Chuẩn Bị Trước Khi Sinh Con

  2433

Mẹ cần lên danh sách những vật dụng cần thiết cho cả hai mẹ con từ tuần 32, cứ như thể mẹ đã chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng để vượt cạn đón bé. Điều này giúp mẹ có thể chủ động, tự tin và không phải tất bật với việc sắp xếp đồ dùng trong những ngày mệt mỏi cuố

Lần đầu làm mẹ phải đối mặt với biết bao bỡ ngỡ, lo toan và muôn vàn câu hỏi xoay quanh câu chuyện làm thế nào để chăm sóc bé yêu thật chu đáo. Thế nên việc chuẩn bị kỹ lưỡng ngay từ đầu sẽ giúp mẹ giảm bớt áp lực, thêm vững tin trong suốt hành trình đón chờ và chăm sóc “thiên thần nhỏ” của mình.

1. Lên danh sách các vật dụng cần thiết để nhập viện đón bé yêu

Mẹ cần lên danh sách những vật dụng cần thiết cho cả hai mẹ con từ tuần 32, cứ như thể mẹ đã chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng để vượt cạn đón bé. Điều này giúp mẹ có thể chủ động, tự tin và không phải tất bật với việc sắp xếp đồ dùng trong những ngày mệt mỏi cuối thai kỳ. Hiện nay, các danh sách được “truyền tay” trên các diễn đàn, cũng như một số website chuyên kinh doanh vật dụng mẹ và bé, mẹ có thể tham khảo và điều chỉnh cho thích hợp với “nhu cầu” và “nguyện vọng” riêng của mình.Lên danh sách những vật dụng cần thiết trước khi “vượt cạn” sẽ giúp mẹ yên tâm hơn

Mẹ cũng đừng quên chuẩn bị các giấy tờ y tế đã theo dõi con trong suốt thai kỳ. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên mang theo một số đồ ăn vặt như bánh kẹo, nước yến… để bổ sung một chút năng lượng, cùng với điện thoại di động và bộ sạc.

Để giảm bớt áp lực, mẹ hãy tưởng tượng bản thân đang chuẩn bị cho kì nghỉ thật thú vị nhưng không kém phần cam go và thử thách ở phía trước, mẹ nhé!

2. Thiết kế không gian riêng cho bé

Mẹ biết không, tuy bé yêu vẫn còn được nâng niu, ẵm bồng, nhưng điều đó không có nghĩa là mẹ được phép “bỏ quên” không gian riêng dành cho bé đâu nhé! Nếu có ý định tập cho bé thói quen ngủ một mình, mẹ nên chuẩn bị sẵn một chiếc nôi trong phòng. Còn nếu chọn cách để bé yêu ngủ cùng ba mẹ, thì mẹ cũng nên kiểm tra xem nệm có đủ chỗ cho bé nằm hay không, và cần chuẩn bị thêm bao nhiêu gối, chăn, tấm lót chống thấm cho bé.

Một không gian riêng gọn gàng, ngăn nắp không chỉ giúp mẹ dễ dàng tìm kiếm đồ đạc, mà còn giữ an toàn cho bé

Bên cạnh đó, không gian của bé cũng cần được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng và đảm bảo an toàn cho bé. Điều này không chỉ giúp mẹ dễ dàng tìm kiếm đồ đạc, mà còn có thể loại bỏ các nguy cơ gây hại đến bé yêu của mẹ.

3. Chú trọng chọn “phụ kiện” chất lượng và phù hợp cho bé

Quần áo và phụ kiện của bé cũng là một trong những “hạng mục” quan trọng trong hành trang đi sinh của mẹ. Nón, bao tay, bao chân, tã… của bé cần phải được chọn với vật liệu mềm mịn, dễ thấm hút, phù hợp với làn da non nớt của trẻ. Ví dụ, đối với tã giấy, mẹ cần chọn loại tã mỏng nhưng có khả năng thấm hút tốt, khô thoáng, thiết kế chống tràn để giấc ngủ của bé được liền mạch.

Một chiếc tã mỏng nhẹ, mềm mại và thấm hút tốt sẽ giúp giấc ngủ của bé liền mạch hơn

Mẹ có thể tham khảo thử tã giấy Moony với thiết kế siêu thoáng mềm mại, màng vải thun co giãn 360 độ, không chỉ bảo vệ làn da bé, mà còn cho bé thoải mái xoay hay vặn mình. Ngoài ra, bề mặt tã được thiết kế mềm mại và mịn màng để tránh làm kích ứng làn da non nớt của trẻ, nhờ đó mà giấc ngủ của bé cũng sâu và liền mạch hơn.

Khi bé ngủ ngon giấc, đó cũng là khi mẹ có thêm thời gian để nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe. Điều này sẽ giúp mẹ đủ sức khỏe và tinh thần để vượt qua những bỡ ngỡ đầu tiên, sẵn sàng đảm đương vai trò mới, và tận hưởng những khoảnh khắc cùng bé lớn lên mỗi ngày.

Những Việc Mẹ Bầu Nên Tránh Để Sinh Con Khoẻ Mạnh

6 Lời Khuyên Hữu Ích Cho Mẹ Bầu Trước Khi Vào Phòng Sinh Con

Mẹ Càng Nghén Sinh Con Càng Thông Minh


Nguồn bài viết: eva
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: