Khi mang thai, người mẹ luôn mong muốn làm tất cả những gì tốt nhất cho bé yêu của mình; kể cả việc phải giữ gìn kiêng cữ trong ăn uống. Chỉ cần kiêng những thực phẩm sau trong vòng 9 tháng 10 ngày mang thai, mẹ sẽ có cả một cuộc đời hạnh phúc bên bé yêu.
Điều quan trọng là cho dù bạn có hoặc không bị bệnh tiểu đường thì kiêng khem một số loại thức ăn trong thời kỳ thai nghén sẽ giúp ích rất nhiều cho cả bạn và bé yêu. Việc ăn đúng cách và ăn đúng loại có vai trò quan trọng vì có một số loại thực phẩm có thể tác động xấu đến sự phát triển của em bé.
1. Thực phẩm có thủy ngân
Trong thời kỳ thai nghén, các mẹ thường được khuyên nên tránh dùng các loại hải sản có chứa hàm lượng thủy ngân cao. Lý do của lời khuyên này là vì thủy ngân có thể gây tổn hại đến sự phát triển não bộ của thai nhi. Do đó, những loại hải sản như: cá kiếm, cá thu, cá mập.... thường có hàm lượng thủy ngân cao, bạn không nên sử dụng. Riêng tôm, cá ngừ trắng đóng hộp, cá hồi, cá da trơn... chứa lượng thủy ngân thấp hơn thì các mẹ có thể sử dụng hạn chế: khoảng 360g/tuần. Còn đối với loại cá ngừ đại dương (hay còn gọi là cá ngừ vây dài) mẹ chỉ nên ăn khoảng 180g/tuần vì cá càng lớn sẽ có lượng thủy ngân nhiều hơn.
2. Cá sống, các loại hải sản có vỏ, thịt chưa được nấu chín
Các mẹ bầu nên tránh ăn cá sống hoặc ốc, sò nghêu v.v… Thay vào đó hãy đảm bảo rằng các loại cá đều được nấu chín bên trong với nhiệt độ trên 1450C. Để chắc chắn hơn về nhiệt độ trong khi nấu nướng, mẹ bầu có thể “đầu tư” một chiếc nhiệt kế nhà bếp chẳng hạn.
Các mẹ cũng không nên sử dụng các loại thịt gia súc hoặc gia cầm chưa được nấu chín, tránh luôn xúc xích và các loại thịt, chả ăn liền hoặc đông lạnh. Còn nếu như mẹ quá mê mẩn với món hotdog, hãy hâm nóng nó trước khi sử dụng.
Trứng cũng là một thực phẩm cần phải chế biến đúng cách trước khi mẹ bầu sử dụng, trứng phải được nấu cho đến khi chín hoàn toàn, các mẹ cũng nên thực hiện điều tương tự với các loại pa-tê và thịt đóng hôp.
3. Pho-mát chưa tiệt trùng
Các mẹ hãy tránh xa những dòng sản phẩm pho-mát chưa qua tiệt trùng như brie, feta, pho-mát xanh trừ khi trên bao bì của chúng in rõ dòng chữ “đã qua tiệt trùng”. Điều này cũng áp dụng tương tự với các sản phẩm như nước trái cây, rượu táo hoặc sữa chưa tiệt trùng.
4. Caffeine
Thời gian thai nghén sẽ khiến các bà mẹ cảm thấy rất mệt mỏi và kiệt sức. Nhưng thật không may nếu các mẹ sử dụng nhiều sản phẩm có chứa caffeine; vì caffeine có thể đi qua nhau thai và ảnh hưởng xấu tới bé yêu. Vì vậy, tốt nhất mẹ nên tránh dùng hoặc hạn chế lượng caffeine càng ít càng tốt. Đối với phụ nữ mang thai, việc sử dụng caffeine nên thấp hơn mức 200mg mỗi ngày. Một tách cà phê bạn uống chứa tới 95mg caffeine, trong khi đó một tách trà chỉ chứa 47mg.
5. Thức uống có cồn
Rượu và các thức uống có cồn sẽ gây tổn hại đến sự phát triển của các cơ quan nhỏ bé mỏng manh của bé yêu trong đó bao gồm cả não bộ. Tác hại của nó còn có thể dẫn đến hàng loạt các rối loại khác và hội chứng FASD (Fetal Alcohol Spectrum Disorders - hội chứng rối loạn hình ảnh thai nhi) khiến thai nhi bị khiếm khuyết và phát triển ốm yếu. Để tránh những điều đáng tiếc xảy ra, dù trong trường hợp nào đi nữa, các mẹ hãy tránh xa rượu và các chất có cồn.
6. Các loại thức ăn nhanh
Mặc dù danh sách này chiếm khá nhiều những món ăn và thức uống mà các mẹ vẫn thường dùng trước khi đón bé yêu, nhưng hãy nhớ một chi tiết rằng, sự kiêng khem này chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn. Sức khỏe của bé yêu mới là điều đáng để chúng ta hy sinh.
+ Xem thêm:
NHỮNG LOẠI CỦ QUẢ MẸ BẦU NÊN VÀ KHÔNG NÊN ĂN KHI MANG THAI
NHỮNG MÓN ĂN CẦN TRÁNH KHI MANG THAI