Những Qui Tắc Ăn Dặm Giúp Bé Hấp Thu Dinh Dưỡng Tốt Nhất

  3210

Cho trẻ ăn dặm đúng cách là cần quan tâm đến thời điểm bắt đầu và những quy tắc trong chế biến món ăn của bé.

Cho trẻ ăn dặm đúng cách là cần quan tâm đến thời điểm bắt đầu và những quy tắc trong chế biến món ăn của bé.

Ăn dặm là giai đoạn vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của bé ở những năm tháng đầu đời. Vì vậy mẹ cần nhớ các quy tắc cho trẻ ăn dặm đúng cách sau đây để bé có thể hấp thu được dinh dưỡng tốt nhất.

1. Bắt đầu ăn dặm đúng độ tuổi

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời gian bắt đầu cho bé ăn dặm hoàn hảo là khi bé đủ 6 tháng tuổi. Mẹ không nên cho bé ăn dặm quá sớm vì khi đó hệ tiêu hóa và miễn dịch của bé chưa phát triển đầy đủ để có thể hấp thu thức ăn.

Nếu mẹ cho bé ăn dặm sớm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé sau này. Mẹ cũng không nên cho bé ăn dặm muộn vì có thể dẫn đến suy dinh dưỡng.

6 tháng tuổi là thời điểm hoàn hảo cho bé ăn dặm. (Ảnh minh họa)

Ngoài ra mẹ cũng chú ý các biểu hiện bé đã sẵn sàng ăn dặm như sau:

- Sau khi bú no, bé vẫn khóc và đòi bú thêm.

- Bé hứng thú khi thấy mẹ ăn và muốn với lấy thức ăn.

- Bé đã có thể ngồi vững và giữ đầu thẳng.

- Bé đưa môi về phía trước để lấy thức ăn từ thìa.

- Lưỡi không còn phản xạ đẩy vật lạ.

2. Thử thực phẩm mới trong 3-5 ngày

Cho trẻ ăn dặm đúng cách cần quan tâm tới vấn đề sức khỏe của bé. Khi mẹ giới thiệu các loại đồ ăn mới cho bé mẹ nên có thời gian để bé làm quen. Thời gian này thường từ 3 đến 5 ngày. Việc này sẽ giúp bé có bị dị ứng với thực phẩm hay không? Nếu bé không có biểu hiện khác lạ, mẹ có thể bắt đầu cho bé thử món khác.

3. Ăn từ ít tới nhiều

Khi cho trẻ ăn dặm đúng cách, mẹ cần kiên nhẫn cho bé ăn từ ít tới nhiều để giúp hệ tiêu hóa của bé thích nghi dần với lượng thức ăn mới cũng như các thành phần chất dinh dưỡng phong phú khác nhau. Mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn dặm từ 1 đến 2 muỗng bột loãng rồi tăng dần lên 1/3 chén, tới nửa chén… Cách ăn dặm này sẽ đảm bảo bé hấp thu chất dinh dưỡng tối ưu để mau lớn, khỏe mạnh.

4. Ăn từ ngọt tới mặn

Mẹ cho bé ăn từ ngọt tới mặn. (Ảnh minh họa)

Trong vòng 6 tháng đầu đời bé chỉ quen thuộc với vị của sữa mẹ hoặc sữa công thức vì vậy khi bắt đầu cho bé ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn những loại thức ăn có mùi vị gần giống với sữa mẹ. Điều này sẽ giúp bé dễ dàng tiếp nhận món ăn mới. Sau đó mẹ mới dần dần thay thế bột ăn dặm ngọt bằng bột ăn dặm mặn để cung cấp cho bé nhiều chất dinh dưỡng hơn.

5. Ăn từ loãng tới đặc

Để giúp bé làm quen với việc tiêu hóa thức ăn mẹ nên tuân thủ theo nguyên tắc “loãng – đặc”. Mẹ cho bé ăn bột loãng trước để giúp hệ tiêu hóa của bé quen với thức ăn mới. Sau đó mẹ mới dần cho bé ăn bột đặc.

6. Bổ sung đầy đủ chất sắt

Từ 6 tháng tuổi trở đi, bé cần được bổ sung nhiều chất sắt vì lúc này sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể. Mẹ nên cho bé ăn các thực phẩm chứa nhiều chất sắt như trứng, đậu, thịt đỏ, rau củ đậm màu. Mẹ cũng nên chọn các loại bột ăn dặm có hàm lượng chất sắt cao để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé.

Gợi Ý 14 Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé Trên 6 Tháng Tuổi

Hướng Dẫn Chế Biến 3 Món Bột Ăn Dặm Cho Bé Yêu


Nguồn bài viết: sưu tầm
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: