Những Ông Chồng Hãy Làm Những Điều Này Để Giúp VỢ Giảm Đau Khi Chuyển Dạ

  2418

Chuyển dạ là giai đoạn vô cùng đau đớn, mệt mỏi đối với mọi sản phụ. Do đó, giai đoạn này người chồng cần ở bên cạnh giúp đỡ và sẻ chia với vợ nhiều hơn.

Chuyển dạ là giai đoạn vô cùng đau đớn, mệt mỏi đối với mọi sản phụ. Do đó, giai đoạn này người chồng cần ở bên cạnh giúp đỡ và sẻ chia với vợ nhiều hơn. 

Chuyển dạ là giai đoạn kéo dài nhất, gây khó chịu và đau đớn nhất cho mẹ. Theo đó, chuyển dạ được chia ra 3 giai đoạn: những cơn chuyển dạ sớm, chuyển dạ tích cực và chuyển dạ tiếp.

Giai đoạn chuyển dạ sớm: Tử cung người mẹ đã bắt đầu mở được 3cm và cứ 5-20 phút lại xuất hiện cơn đau, co thắt kéo dài trong vòng từ 30 - 60 giây. Tùy theo cơ địa mỗi người mà dấu hiệu chuyển dạ cũng khác nhau như: xuất hiện chất nhầy màu hồng lẫn máu chảy ra từ âm đạo kèm đau lưng, buồn đi đại tiểu tiện, tiêu chảy, buồn nôn.

Trong giai đoạn chuyển dạ tích cực: Tử cung tiếp tục mở 3-7cm. Các cơn co thắt xuất hiện với tần suất nhiều hơn, nhanh hơn và kéo dài hơn.

Giai đoạn chuyển dạ chuyển tiếp: Lúc này tử cung đã mở được khoảng từ 7-10cm. Các cơn co thắt bắt đầu mạnh và xuất hiện thường xuyên hơn.

Dưới đây là những điều mà chồng có thể làm cùng vợ trong ba giai đoạn chuyển dạ.

1. Giai đoạn 1: Những cơn đau chuyển dạ

Ở giai đoạn này người chồng không nhất thiết phải nhanh chóng đưa vợ đến bệnh viện. Nếu cơn chuyển dạ diễn ra vào ban ngày hãy cố gắng giúp cô ấy được thoải mái, cho cô ấy uống nhiều nước và ăn những bữa ăn nhẹ để giúp vợ nạp thêm năng lượng chuẩn bị cho kỳ vượt cạn gian nan phía trước. 

Những việc chồng nên làm để giúp vợ:

- Trò chuyện và động viên vợ để cô ấy quên đi những đau đớn đang phải trải qua. 

- Tạo mọi điều kiện để giúp cô ấy có thể ngủ. 

- Chuẩn bị mọi đồ dùng cần thiết cho mẹ và bé để chuẩn bị đưa vợ nhập viện. 

- Bình tĩnh làm chỗ dựa tinh thần cho cô ấy.

- Chuẩn bị cho vợ những bữa ăn nhẹ.

2. Giai đoạn 2: Chuyển dạ tích cực

Đây là giai đoạn bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để các bác sĩ hỗ trợ. Giai đoạn này sản phụ sẽ bắt đầu những cơn co thắt mạnh, kéo dài trong vòng từ 50-60 giây và cứ 3-5 phút lại lặp lại một lần. Giai đoạn này sẽ kéo dài từ 3-5 giờ đồng hồ tùy từng người. Lúc này tử cung đã mở thêm từ 4-7cm.

Những việc mà chồng có thể làm để giúp vợ


- Dành tất cả sự quan tâm cho vợ.

- Động viên và an ủi vợ để giúp cô ấy quên đi đau đớn. 

- Massage bụng và lưng cho cô ấy theo những kỹ thuật mà bạn học được từ lớp học tiền sản hoặc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. 

- Theo dõi các cơn co thắt của vợ và thông báo cho bác sĩ những bất thường nếu có.

- Cùng cô ấy tập thở.

- Giúp cô ấy có tư thế ngồi, nằm thoải mái để giảm đau. Bên cạnh đó lấy nước hoặc pha cho cô ấy một ly sữa nóng. 

- Giúp đỡ cô ấy đi lại nhẹ nhàng, tránh ngồi một chỗ.

- Giúp cô ấy thư giãn bằng cách nghe nhạc, đọc sách hoặc chơi trò nào đó để giúp vợ quên đi những cơn đau. 

- Lúc này bạn phải thông cảm và thấu hiểu cho những đau đớn mà vợ bạn phải trải qua.

3. Giai đoạn chuyển dạ chuyển tiếp

Đây là giai đoạn khó khăn nhất người mẹ cần sự giúp đỡ từ các bác sĩ và người thân nhiều hơn. Ở giai đoạn này, các cơn co thắt bắt đầu nhanh và mạnh hơn có thể khiến vợ bạn bị kiệt sức. Giai đoạn này diễn ra từ 30 phút đến 2 giờ đồng hồ. Cổ tử cung mở từ 8-10cm chuẩn bị em bé chào đời. Lúc này cơ thể người mẹ sẽ nóng bừng, lạnh, buồn nôn, xì hơi.

Những việc chồng nên làm cho vợ

- Động viên vợ cố gắng và đừng quên những lời khen dành cho cô ấy.

- Tập trung mọi sự quan tâm và chú ý dành cho vợ,

- Cùng cô ấy tập hít thở.

- Giúp vợ thư giãn giữa các cơn co thắt.

- Chịu đựng và cảm thông cho vợ. Ở giai đoạn này cô ấy có thể la ó, mắng nhiếc bạn thậm tệ. Thậm chí cô ấy có thể nắm tóc, cào cấu bạn. Nhưng cách tốt nhất là bạn phải chấp nhận điều đó và giúp đỡ cô ấy nhiều hơn.

+ Xem thêm:

6 SAI LẦM 'TAI HẠI' VỀ ĐẺ THƯỜNG MẸ PHẢI BIẾT

CÁCH ĐỂ MẸ ĐẺ THƯỜNG KHÔNG BỊ RẠCH


Nguồn bài viết: sưu tầm
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: