Những Loại Củ Quả Mẹ Bầu Nên Và Không Nên Ăn Khi Mang Thai

  8416

Ăn trái cây rất tốt. Tuy nhiên, có một số loại trái cây phụ nữ mang thai ăn vào có thể bị tăng nhiệt bào thai, gây co bóp tử cung, thậm chí có thể gây khuyết tật bào thai hoặc sẩy thai.

Ăn trái cây rất tốt. Tuy nhiên, có một số loại trái cây phụ nữ mang thai ăn vào có thể bị tăng nhiệt bào thai, gây co bóp tử cung, thậm chí có thể gây khuyết tật bào thai hoặc sẩy thai.

Nên:

1. Quả táo: chứa nhiều vitamin và khoáng chất như: axit maclic, tannin… ăn nhiều táo có thể tăng cường sức đề kháng cho thai nhi, mặt khác còn giúp bà bầu giữ dáng người tránh thừa cân, béo phì.

2. Quả lựu, đặc biệt là nước ép quả lựu rất tốt cho thai phụ và sự phát triển trí não của thai nhi, giúp đứa trẻ sinh ra giảm nguy cơ bị tổn thương ở não do lựu chứa hàm lượng cao polyphenol có khả năng chống lão hóa và bảo vệ thần kinh. Tuy nhiên, phụ nữ thiếu máu nên hạn chế ăn quả lựu.

3. Quả bơ rất tốt cho sự phát triển trí não của trẻ, bà bầu ăn nhiều quả bơ trong 3 tháng đầu sẽ sinh con thông minh hơn.

4. Các loại quả như dứa, chuối, vải rất tốt, nhưng lưu ý với những thai phụ mắc bệnh tiểu đường và thừa cân vì những loại quả này có hàm lượng đường cao.

5. Dưa hấu giúp lợi tiểu nhưng nếu ăn quá nhiều lại dễ dàng bị mất nước do cơ thể bài tiết quá nhanh và nhiều lượng nước ra ngoài.

Không nên:

1. Quả táo mèo

Theo nhiều tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học, quả táo mèo làm hưng phấn tử cung, có thể thúc đẩy tử cung co bóp, gây sẩy thai và sinh non ở thai phụ.

2. Quả nhãn

Theo đông y, quả nhãn tính ôn, vị ngọt, rất dễ trợ hỏa bởi vậy sẽ có hại cho thai phụ, gây tăng nhiệt cho thai, dễ gây ra khí huyết không điều hòa, làm cho vị khí ngược lên, dẫn đến nôn mửa. Ăn quả nhãn hoặc long nhãn trong một thời gian dài sẽ hại đến âm, xuất hiện hiện tượng nhiệt, đau bụng, xuất huyết, dấu hiệu của sẩy thai, sinh non.

3. Khoai tây

Củ khoai tây, nhất là khoai tây đã mọc mầm xanh có chứa một độc tố gọi là solaninne (còn gọi là chất kiềm sinh vật). Phụ nữ mang thai nếu ăn nhiều khoai tây có chứa kiềm sinh vật cao, chất kiềm này sẽ tích lũy trong cơ thể và gây hiệu ứng dị tật.

4. Rau chân vịt

Rau chân vịt làm cản trở hấp thu chất sắt dẫn đến thiếu máu. Nguyên nhân, do rau chân vịt có nhiều axít làm cho chất sắt không được ruột non hấp thu, thậm chí còn bị đẩy ra khỏi cơ thể. Ăn rau chân vịt càng nhiều càng gây trở ngại cho việc hấp thu chất sắt, khiến tình trạng thiếu máu nặng thêm.

5. Lạc

Ăn lạc trong thời kỳ thai nghén làm tăng các loại bệnh dị ứng, đặc biệt là dị ứng bào thai. Ăn lạc trong thời gian mang thai còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh dị ứng cho trẻ nhỏ sau này.

6. Quả đào

Quả đào có vị ngọt, tính nóng cho nên, nếu ăn nhiều đào, bà bầu dễ bị xuất huyết. Lông ở vỏ quả đào rất dễ gây ngứa, rát cổ họng.

7. Đu đủ xanh

Có rất nhiều nghiên cứu cho thấy đu đủ xanh hoặc thường chứa rất nhiều enzymes và mủ, có thể gây nên sự co thắt tử cung dễ dẫn đến sẩy thai.

8. Gừng, ớt

Gừng ớt gây nóng trong nên dễ gây hiện tượng táo bón. Hoạt chất gingerol trong gừng gây mỏng mạch máu và có thể gây ra hiện tượng máu đóng cục. Vì thế thai phụ dùng lâu không có lợi. Phụ nữ trong thời kỳ thai nghén có thể dùng gừng nhưng không được quá 4 ngày.

+ Xem thêm:

BÀ BẦU KHÔNG NÊN ĂN CUA ĐỒNG THƯỜNG XUYÊN

10 THỰC PHẨM GIÀU CANXI NHẤT CHO MẸ BẦU


Nguồn bài viết: lamme
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: