Những Kiểu Hạ Sốt Sai Cách Ba Mẹ Hay Dùng Cho Con

  11219

Câu chuyện từ một người mẹ có con trai 3 tuổi suýt chết vì được mẹ hạ sốt sai cách là một ví dụ điển hình.

Có một số sai lầm phổ biến khi hạ sốt cho trẻ mà nhiều bậc cha mẹ không biết.

Câu chuyện từ một người mẹ có con trai 3 tuổi suýt chết vì được mẹ hạ sốt sai cách là một ví dụ điển hình. Cậu bé trải qua một trận sốt cao và phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Khi người mẹ thấy con sốt cao, cô ấy đã bỏ đá viên vào túi nilon, sau đó bọc ngoài một chiếc khăn và đặt vào nách của con trai. Sau một thời gian, bé trai bắt đầu mất nhận thức. Ngay lập tức, người mẹ đưa con đi cấp cứu. Các bác sĩ nói rằng, bé trai đã bị một vết bỏng lạnh, do mẹ hạ sốt phản khoa học. May mắn, cậu bé đã được cứu chữa kịp thời.

Không phải tất cả phụ huynh đều biết cách hạ sốt đúng cho trẻ.

Sốt là một triệu chứng phổ biến với trẻ em, vì vậy điều quan trọng là mẹ hãy chăm sóc và theo dõi khi trẻ sốt. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn thiếu kiến thức với các cơn sốt của bé, vì vậy khi phụ huynh hạ sốt sai cách sẽ đặt trẻ vào vòng nguy hiểm, nghiêm trọng hơn có thể đe doạ tính mạng của trẻ.

Dưới đây là một số sai lầm phổ biến của cha mẹ khi hạ sốt cho bé:

Dùng cảm tính tự quyết định bệnh tật của con

Khi trẻ bị sốt, cha mẹ thường kẹp nhiệt độ cho trẻ nhưng lại chẩn đoán bệnh của con dựa vào cảm tính của mình, chẳng hạn, nếu thấy trán của trẻ nóng, có nghĩa là trẻ đang sốt. Một số người cho rằng, nhiệt độ của trẻ là 37 độ C, nghĩa là sốt. Nhưng mặt khác có khoảng 9% người mẹ cho là 38,5 độ C mới là sốt.

Những kiến thức của cha mẹ về sốt ở trẻ như trên là chưa hoàn toàn đúng. Sốt là một trạng thái tăng nhiệt độ cơ thể, trẻ em được gọi là sốt khi nhiệt độ đo được trong miệng là 37,5 độ C, trong nách là 37,2 độ C.

Cho trẻ uống aspirin

Đây là cách hạ sốt nguy hiểm cho trẻ nhưng được nhiều phụ huynh sử dụng. Aspirin là thuốc viên thông thường có công dụng hạ nhiệt và giảm đau. Tuy nhiên, thuốc này có nhiều tác dụng phụ như sau:

Aspirin gây viêm loét dạ dày: Ở trẻ em, niêm mạc dạ dày còn đang hoàn thiện và có ít axit dạ dày hơn so với người lớn. Aspirin có tính axit, sẽ làm tăng hàm lượng axit có trong dạ dày của trẻ, ăn mòn dạ dày trẻ và khiến trẻ khó chịu. Đặc biệt, aspirin còn tiêu diệt các tế bào biểu mô và tăng nguy cơ bị loét dạ dày ở trẻ em.

Aspirin gây ra các triệu chứng hô hấp: Bộ máy hô hấp ở trẻ rất nhạy cảm và aspirin có thể ảnh hưởng xấu tới hệ hô hấp của trẻ. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, aspirin gây suy hô hấp, co thắt phế quản làm bệnh hen suyễn nặng hơn ở những trẻ có tiền sử bệnh hen.

Aspirin có thể gây hại cho thận: Trẻ em nói chung và trẻ sơ sinh nói riêng, chức năng lọc, thải chất độc ở thận rất kém. Aspirin được bài tiết chủ yếu qua thận, do đó, nếu trẻ em dùng aspirin thì có thể gây hại cho thận.

Chườm lạnh hạ sốt cho trẻ

Một số bà mẹ muốn hạ nhanh cơn sốt cho con đã bỏ đá lạnh vào 2 túi nhựa, bọc ngoài bằng khăn tắm rồi đặt chúng gần nách của trẻ. Đây không phải cách hạ sốt khoa học vì chườm lạnh hạ sốt cho trẻ đã bị cấm vì nó có thể gây bỏng lạnh và suy hô hấp ở trẻ.

Những miếng dán lạnh hạ sốt có thể không an toàn cho trẻ.

Bên cạnh đó, ngay khi thấy con bị sốt, các mẹ hay dùng miếng dán hạ sốt dán lên trán của trẻ. Sự thật thì các miếng dán hạ sốt kiểu này thường là những miếng dán lạnh. Nếu bạn muốn sử dụng miếng dán lạnh hạ sốt cho trẻ, bạn phải dán chúng gần như trên toàn bộ cơ thể trẻ. Cách làm này cực kỳ khó khăn, đặc biệt là trong mùa lạnh. Do đó, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, cha mẹ không nên sử dụng miếng dán lạnh để hạ sốt cho trẻ.

Dùng thuốc tùy tiện

Có rất nhiều bà mẹ hạ sốt cho con mà không cần đơn của bác sĩ. Tự ý dùng thuốc mà không cần đơn là rất nguy hiểm cho trẻ, gây tổn hại đặc biệt tới sức khoẻ của trẻ. Tự ý dùng thuốc cho con có thể dẫn tới những biến chứng nặng ở trẻ, chẳng hạn như viêm phổi nặng và viêm tiểu phế quản do virus. Trẻ sẽ lâu khỏi bệnh hơn hoặc phải điều trị bệnh bằng các loại thuốc đắt tiền.

Ngoài ra, dùng cồn lau hạ sốt cho trẻ, ủ ấm khi trẻ sốt… cũng là những cách không nên dùng. Nhiều bậc cha mẹ nhầm lẫn đó là các cách hạ sốt tốt nhất ở trẻ nhưng ngược lại, đó là những cách hạ sốt nguy hiểm, thậm chí còn làm bệnh ở trẻ nặng hơn.

Phương pháp đúng

Phương pháp hạ sốt thích hợp cho trẻ là chườm bằng nước ấm.

Hãy để trẻ uống nhiều nước hơn.

Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ khi trẻ sốt trên 38,5 độ C.

Thuốc hạ sốt phải hợp với lứa tuổi của trẻ.

Thời gian giữa mỗi lần uống thuốc hạ sốt là 4-6 giờ.

+ Xem thêm:

ĐIỀU MẸ NÀO CŨNG NÊN BIẾT KHI CHĂM CON BỊ SỐT

6 ĐIỀU MẸ CHƯA BIẾT VỀ CƠN SỐT CỦA BÉ


Nguồn bài viết: choicungbe
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: