Suy dinh dưỡng bào thai là gì?
Suy dinh dưỡng bào thai là sự phát triển chậm hoặc kém của thai nhi khi còn trong bụng mẹ. Đây là thể suy dinh dưỡng sớm nhất, trẻ đẻ ra đủ tháng (270-280 ngày) nhưng cân nặng lúc đẻ thấp dưới 2500g.
Mẹ có thể phát hiện sớm thai nhi bị suy dinh dưỡng qua các kỳ khám thai. Dựa vào các thông số như chiều cao tử cung, vòng bụng, các bác sĩ có thể chẩn đoán kích thước vòng bụng có tương xứng với tuổi thai nhi hay không.
Trẻ có thể bị suy dinh dưỡng khi còn là bào thai
Bên cạnh đó, qua mức độ tăng cân của mẹ trong thời gian mang thai, mẹ cũng có thể nhận biết thai nhi có bị suy dinh dưỡng hay không. Thông thường, thai phụ tăng từ 10 – 12kg.
Những việc làm của mẹ khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng
Ăn quá nhiều
Mẹ ăn nhiều nhưng chưa đầy đủ các loại thực phẩm với chất lượng nguồn dinh dưỡng kém, sẽ khiến thai nhi bị thiếu đa vi chất, dẫn đến chậm phát triển.
Nếu thai phụ ăn quá nhiều dẫn tới béo phì, thừa cân scó thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi như sinh non, tiểu đường, sinh mổ, thậm chí, thai chết lưu. Với người mẹ, việc ăn quá nhiều cũng dễ mắc các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, tiền sản giật.
Thiếu sắt
Trong thai kỳ, nếu không bổ sung đủ sắt qua thì quá trình dưỡng thai cũng không hiệu quả, trẻ sinh ra dễ bị nhẹ cân, nhiễm trùng, chỉ số thông minh thấp…
Ăn đêm
Theo các bác sĩ dinh dưỡng, ăn đêm không những chẳng cung cấp được chút dinh dưỡng nào cho thai nhi mà còn không có lợi cho cả người mẹ. Tốt nhất là trước khi ngủ khoảng 1 tiếng, bạn có thể uống 1 cốc sữa để ngủ ngon hơn và có lợi cho sức khỏe của mình và em bé.
Bổ sung sớm canxi
Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng. Sử dụng sớm và quá nhiều, canxi sẽ đọng ở bánh rau, làm giảm chất lượng bánh rau, giảm sự trao đổi dưỡng chất, khiến thai kém phát triển, nhẹ cân khi sinh. Mẹ nếu uống quá nhiều canxi có thể khiến bản thân bị sỏi đường tiết niệu, sỏi thận.
Nhau thai kém phát triển
Cũng ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của thai nhi. Nhau thai có ảnh hưởng rất nhiều tới bào thai vì nó kiểm soát quá trình vận chuyển hormone và những dưỡng chất thiết yếu khác cho bào thai. Bánh nhau nhỏ đi làm cho quá trình vận chuyển ấy cùng các sản phẩm chuyển hóa ở bào thai bị giảm, thai nhi không hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng từ mẹ nên ảnh hưởng tới sự phát triển, dẫn đến còi cọc.
Môi trường, công việc của mẹ khi mang thai
Môi trường bao gồm môi trường xã hội, môi trường sống, môi trường làm việc, điều kiện lao động… đều ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Khi có thai, người mẹ chính là môi trường thu nhỏ để con phát triển.
Nếu môi trường sống của mẹ không tốt, mẹ phải chịu ô nhiễm, áp lực, lao động nặng nhọc sẽ không có đủ các yếu tố như năng lượng, thể chất, tính an toàn để giúp thai nhi phát triển toàn diện và mẹ cũng có nhiều nguy cơ ít sữa, mất sữa sớm.
Suy dinh dưỡng bào thai vẫn có thể khắc phục được
Theo TS Nguyễn Thị Lâm: "Trẻ bị suy dinh dưỡng từ khi ở trong bào thai vẫn có thể khắc phục được và phát triển như trẻ bình thường nếu được nuôi dưỡng tốt, đúng cách và đạt tới cân nặng của trẻ bình thường sau từ 2 - 3 tháng. Tuy nhiên, hệ thống tiêu hoá của trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai kém hoàn thiện hơn, việc nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ thời kỳ này cần được các bà mẹ lưu tâm hơn".
Để phòng ngừa suy dinh dưỡng bào thai, các bà mẹ cần đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng ngay từ những tuần đầu tiên của thời kỳ thai nghén như: Đạm, mỡ, vitamin, acid folic, calci, sắt, iod và các vi chất dinh dưỡng thiết yếu khác giúp cho thai nhi tăng trưởng và dự trữ năng lượng cho việc phát triển sau khi trẻ sinh ra.
Những phụ nữ đang dự định mang thai có thể chủ động bổ sung acid folic cho cơ thể để hạn chế tối đa nguy cơ suy dinh dưỡng của bào thai. Lưu ý, trước khi sử dụng một sản phẩm thực phẩm chức năng nào chị em cũng cần tham khảo ý kiến của các bác sỹ, chuyên gia, nên tìm mua sản phẩm ở những địa chỉ uy tín.
+ Xem thêm:
BÀ BẦU ỐM NGHÉN SẼ SINH CON THÔNG MINH HƠN
BÀ BẦU NÊN VÀ KHÔNG NÊN ĂN GÌ?