Những Điều Mẹ Cần Biết Về Dinh Dưỡng Cho Bé Dưới 1 Tuổi

  41684

Những thông tin về Dinh Dưỡng Cho Bé Dưới 1 Tuổi rất hữu ích cho các mẹ đây. Cùng tham khảo nhé!

Nếu bạn muốn sau 1 tuổi và nhiều năm sau này mình không phải lo lắng vì con lười ăn và con bị thiếu chất thì từ khi mới bắt đầu cho con ăn dặm đến 12 tháng hãy tuân thủ các quy tắc sau….

1. Từ 0-6 tháng.

WHO khuyên bạn hãy chỉ cho con bú sữa thôi, đặc biệt là sữa mẹ. Mình sẽ không bàn lại về lí do vì sao WHO đưa ra lời khuyên kể trên, bởi vì có đến hàng ngàn bài viết đủ các thứ tiếng về chủ đề này và cái bạn cần chỉ là google và đọc thật kĩ.

2. Từ 6 tháng trở đi bé được giới thiệu thức ăn đặc ngoài sữa.

Bé được sinh ra với nguồn dinh dưỡng được tích lũy trong suốt thời gian ở trong bụng mẹ, nguồn dinh dưỡng này được sử dụng ngay từ khi mới sinh nhưng vì bé được bú thêm cả sữa nên chắc chắn nó vẫn còn dồi dào. Sau 6 tháng , sự cân bằng dần thay đổi, bé DẦN DẦN BẮT ĐẦU cần thêm dinh dưỡng từ thức ăn. Hãy nhớ là hầu hết các bé đều chỉ mới bắt đầu cần nhiều hơn so với chế độ dinh dưỡng toàn sữa và nguồn dự trữ vẫn đủ để bé phát triển cho đến tận tháng thứ 9. Đó là thời điểm mà nhu cầu về dinh dưỡng bổ sung tăng lên và bé thực sự cần có thêm dưỡng chất từ thức ăn.

Tuy vậy, mẹ cần cho trẻ làm quen với thức ăn thô từ 6 tháng vì con cần phát triển những kĩ năng cần thiết để ăn được những món ăn khác nhau, để sẵn sàng cho thời điểm mà con cần thức ăn như là nguồn dinh dưỡng chính của mình. Vào khoảng 9 tháng tuổi, khi nhu cầu về dinh dưỡng bổ sung tăng lên, hầu hết các bé nếu được cho ăn đúng cách đều đã phát triển xong những kĩ năng cần thiết để ăn được đa dạng những thức ăn mà có thể cung cấp những dưỡng chất cần cho nhu cầu của cơ thể. Sẽ có những em bé 9 tháng mới muốn ăn. Không sao cả. Miễn là từ 6 tháng bạn vẫn giới thiệu thức ăn với con . Và những lần giới thiệu đó trong suốt 3 tháng, dù chỉ là 1 -2 thìa thì cũng đủ cho bé tập dượt các kĩ năng và hệ tiêu hóa có cơ hội làm quen và xử lý thức ăn thô rồi, Vậy nên, bạn không cần lo lắng hay bắt con tập luyện nếu con ăn quá ít. Bản năng của con sẽ giúp con có được cái mình cần.

3. Dưới 1 tuổi.

Do hệ tiêu hóa chưa đủ khả năng để hấp thu được nhiều dinh dưỡng từ thức ăn nên cho dù bạn có cho con ăn hàng dăm bảy bát cháo 1 ngày thì cũng không bằng dưỡng chất con hấp thụ được từ 1 bình sữa. Ngược lại, sau 1 tuổi qua quá trình rèn luyện và nhu cầu phát triển của cơ thể, trẻ hấp thu dinh dưỡng chủ yếu từ thức ăn, và sữa trở thành nguồn cung cấp bổ sung , Nhiều mẹ đã đi ngược lại với nhu cầu phát triển bình thường của trẻ khi dưới 1 tuổi thì nhồi nhét con ăn càng nhiều càng tốt , mà sau 1 tuổi con sợ ăn chỉ uống sữa thì mẹ lại tặc lưỡi: “Ừ, uống sữa cũng đầy đủ chất dinh dưỡng rồi” và chấp nhận để con bù sữa thay ăn. Hậu quả của việc ăn uống lệch tông là cơ thể của con không hấp thụ được đầy đủ dinh dưỡng mà con cần nên rất dễ bị thiếu chất, đặc biệt là thiếu máu thiếu sắt (Bảo sao tỉ lệ thiếu sắt ở trẻ em Việt Nam cao, một trong những nguyên nhân chính là uống quá nhiều sữa so với ăn đấy ạ).

Nếu bạn muốn sau 1 tuổi và nhiều năm sau này mình không phải lo lắng vì con lười ăn và con bị thiếu chất thì từ khi mới bắt đầu cho con ăn dặm đến 12 tháng hãy tuân thủ các quy tắc sau :

– Đảm bảo con được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng từ sữa.

– Đừng làm con sợ hãi với thức ăn. Hãy tôn trọng và tin tưởng bản năng của con.

– Hỗ trợ con học những kĩ năng cần thiết để có thể tự xử lý và tiêu hóa tốt thức ăn khi tròn 1 tuổi . Đặc biệt là kỹ năng nhai và nuốt thức ăn.

4. Dinh dưỡng cho trẻ dưới 1 tuổi tưởng khó mà không hề khó.

Bởi vì bé hấp thu dinh dưỡng tốt nhất là từ sữa nên chúng ta chưa cần phải lo lắng nên nấu ăn và kết hợp dưỡng chất như thế nào để bé hấp thụ tối đa dinh dưỡng từ thức ăn. Từ 0-1 tuổi cha mẹ chỉ cần chuẩn bị và chế biến món ăn để không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự lựa chọn về khẩu vị sau này của bé là được. Hãy áp dụng các quy tắc sau:

– Không nêm muối vào thức ăn của bé : Trong SỮA và các thực phẩm tự nhiên đều đã có chứa một hàm lượng muối nhất định có thể đáp ứng đủ nhu cầu muối của cơ thể trẻ. Nêm thêm mắm muối vào thức ăn cho bé có thể gây nguy cơ thừa muối, gây hại thận, và có thể sẽ gây ảnh hưởng tới tim mạch cũng như suy giảm chức năng của hệ bài tiết sau này.

– Không nêm đường vào thức ăn của bé: vì có thể gây ra Tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường và bệnh tim mạch. – Ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể. – Gây sâu răng. – Ngăn cản hấp thu các chất dinh dưỡng quan trọng. – Gây tăng động.

– Hạn chế lượng tinh bột đã qua chế biến (bột gạo, bột mỳ) vào khẩu phần ăn của trẻ vì theo những nghiên cứu mới đây những thực phẩm này đã được tinh chế cường độ cao mất đi chất xơ và hầu hết chất dinh dưỡng vốn có và chỉ còn lại chất bột đường (carbohydrate), chất có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim, cao huyết áp, béo phì và ung thư.

– Hãy để rau củ quả làm thức ăn khởi đầu cho trẻ. Nguồn vitamin dễ hấp thụ nhất cho trẻ dưới 1 tuổi, đứng đầu bảng vẫn là sữa . Sau là RAU CỦ QUẢ. Ngoài ra rau củ quả còn có chất xơ, rất tốt cho hệ tiêu hóa và ngăn ngừa quá trình chuyển hóa glucoza vào trong máu.

– Sữa chua và phô-mai nên được giới thiệu sau khí bé được 7 tháng ,và nên dùng loại sữa chua dành riêng cho các bé, đặc biệt là sữa chua tự làm từ sữa mẹ và sữa công thức .Vi sữa chua dành riêng cho các bé dưới 1 tuổi đã được tách bớt protein trong sữa do đó không gây ngộ độc hoặc khó tiêu. Tương tự với phô mai, nên dùng loại ít muối đã qua chế biến, phô mai tươi tự làm từ sữa chua. Mẹ có thể giới thiệu cho con cách ngày, 1/3 miếng phô mai vuông mỗi ngày, hoặc 50g sữa chua.

5.Dưới đây là quy trình ăn dặm của trẻ từ 6-12 tháng tuổi. (Không áp dụng cho các bé ăn dặm kiểu Nhật và Baby led weaning):

Giai đoạn 1 : Khoảng 6 tháng – Không bao giờ trước 4 tháng.

Chất lỏng: Con ăn 4h/lần. Cho con bú mẹ/sữa công thức trước để con có nguồn dinh dưỡng chính. Sau đó cho con nghỉ 10-15 phút và ăn dặm.

Thức Ăn: Khi con mới tập ăn dặm, mẹ giới thiệu thức ăn theo trình tự:

- quả (bơ, chuối – ăn sống; táo, lê, bí đỏ: gọt vỏ,hấp và nghiền và trộn với sữa mẹ).

– rau củ (đậu, carot- chú ý có thể gây táo bón, khoai tây, khoai lang: tất cả nghiền và trộn sữa mẹ)

– bột/cháo (vì có sắt ngoài ra ít dinh dưỡng lắm)

Đây là các thức ăn giàu dinh dưỡng (khoáng chất) và dễ tiêu cho cái dạ dày tí hon của bé.Mẹ tránh cho con ăn quá nhiều lần trong ngày. Ban đầu mẹ cho con ăn 1 món vào buổi sáng, khoảng 2 thìa cà phê . Mỗi 3 ngày cho ăn một loại để thử xem con có vấn đề (dị ứng, tiêu hóa) với thức ăn đó không trước khi chuyển sang món ăn khác.

Kết cấu: Lỏng, nghiền/xay nhuyễn.

Giai đoạn 2 : 7-8 tháng:

Chất lỏng : Sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là thức ăn quan trọng nhất.

Thức ăn : – Quả và các loại củ (hấp/luộc).

– Lòng đỏ trứng.

– Mỳ, bánh mỳ.

– Sữa chua không đường làm từ sữa công thức hoặc sữa mẹ , phô mai tươi.

2 bữa và tăng lượng thức ăn.

Kết cấu : Đặc, băm nhỏ, lợn cợn.

Giai đoạn 3: 8-12 tháng:

Chất lỏng: Sữa mẹ và sữa công thức vẫn rất quan trọng.

Thức ăn: – Quả (có thể ăn thêm các loại quả chua như kiwi, cam)

– Rau, củ .

– Cháo, cơm, mỳ, bánh mỳ.

– Thịt – Hải sản.

– Bơ lạc (loại trơn)

Mẹ nên dạy cho con uống từ cốc tập uống và tự ăn.

9 tháng: dạy bé dùng tay ăn “bốc” (bánh qui mềm, bánh mỳ)

Kết cấu: Cắt, thái, mài, các thức ăn dạng que, vuông để bé tự bốc.

+ Xem thêm:

TOP 10 THỰC PHẨM TỐT NHẤT CHO TRẺ EM

7 THỰC PHẨM BỔ NÃO CHO BÉ KHI MẸ MANG THAI


Nguồn bài viết: Nuôi Con
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: