Rạch tầng sinh môn là một trong những nỗi lo ám ảnh của nhiều chị em khi chuẩn bị sinh. Tuy nhiên, rạch tầng sinh môn có đáng sợ như nhiều chị em nghĩ, cùng tìm hiểu nhé.
1. Rạch tầng sinh môn là gi?
Rạch tầng sinh môn là thủ thuật trong khi sinh
Rạch tầng sinh môn là một trong những thủ thuật trong khi sinh. Vết rạch có thể sâu, nông hay dài ngắn tùy thuộc vào cơ thể của mẹ và kích thước của con. Vết rách này là "chuyện bình thường" khi sản phụ sinh thường, nên các mẹ không cần quá lo lắng.
2. Vết rạch tầng sinh môn có xấu, để lại sẹo?
Đây là nỗi lo lắng của hầu hết chị em khi sinh thường. Vết rạch có ngoằn ngoèo, có xấu và có phải thẩm mỹ sau khi sinh?
Theo các bác sĩ, về vấn đề thẩm mỹ, vết rạch tầng sinh môn sau sinh thường chắc chắn sẽ không thể nào đẹp tự nhiên được. Nhưng so với vết rách tầng sinh môn tự nhiên, rạch tầng sinh môn còn đẹp hơn rất nhiều. Do khi rách tự nhiên, vết rách khá xấu, ngoằn ngoèo và không thẳng như vết rạch. Vết rách dù có khâu kỹ cùng sẽ để lại sẹo, lần sinh sau dễ bị rách ngay vết cũ.
Do đó, nếu bạn bị rạch tầng sinh môn, sau này tầng sinh môn sẽ nhìn thẩm mỹ hơn rách tự nhiên.
3. Rạch tầng sinh môn có ảnh hưởng tới sức khỏe?
Vết rách tầng sinh môn tự nhiên có thể ảnh hưởng tới nút thớ trung tâm đáy chậu, làm tầng sinh môn bị nhão về sau. Có nguy cơ dẫn đến sa tử cung, âm đạo, trực tràng, bàng quang.
Theo các bác sĩ, thực chất cắt tầng sinh môn là bảo vệ cho sản phụ chứ không làm cho nữ hộ sinh và bác sĩ đỡ đẻ dễ hơn.
4. Bà bầu nào sinh thường cũng phải rạch tầng sinh môn?
Không phải bà bầu nào cũng bị rạch tầng sinh môn
Chúng ta nghe khá nhiều "truyền thuyết" khi đi sinh và một trong những truyền thuyết nổi tiếng nhất là ai sinh thường cũng phải rạch tầng sinh môn. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng rạch. Nếu em bé cân nặng bình thường, nhỏ, âm đạo mở lớn thì không cần rạch.
Một số trường hợp buộc phải rạch tầng sinh môn trong quá trình chuyển dạ như:
- Tính đàn hồi của tầng sinh môn kém.
- Thai nhi quá lớn, vị trí đầu thai nhi không chuẩn.
- Sản phụ trên 35 tuổi dễ mắc các bệnh thai kỳ như cao huyết áp.
- Miệng tử cung đã mở, đầu thai khá thấp và thai có hiện tượng thiếu oxy.
5. Vết thương rạch tầng sinh môn có mau lành?
Phẫu thuật tầng sinh môn là một trong những thủ thuật bình thường, dễ khâu và có thể liền sẹo trong vòng 5 - 7 ngày.
Đó là với tầng sinh môn được rạch, còn tầng sinh môn tự rách thì lâu liền hơn hoặc các vết rách sẽ theo hình răng cưa, rách rộng, chạm đến cơ thắt hậu môn. Tự lành nhìn khá xấu, không thẩm mỹ như tầng sinh môn bị bác sĩ rạch.
6. Rạch tầng sinh môn có đau?
Rạch tầng sinh môn chắc chắn đau nhưng ít khi sản phụ cảm nhận được có đau hay không. Vì lúc này, cơn đau đẻ đang dồn dập, bạn sẽ ít khi cảm nhận được bác sĩ có rạch tầng sinh môn hay không, vì vậy đừng quá lo lắng.
7. Tác hại của rạch tầng sinh môn
So với tầng sinh môn rách tự nhiên thì rạch tầng sinh môn sẽ có nhiều tác hại hơn như:
- Gây mất máu tương đương, thậm chí nhiều hơn so với một ca mổ chỉ định.
- Cơ đáy chậu bị ảnh hưởng, các cơ không xếp lại đúng chỗ.
- Gây rò âm đạo - hậu môn.
- Khó khăn trong giao hợp, ít nhất 3 tháng sau khi cắt mới được giao hợp.
+ Xem thêm:
LÀM SAU ĐỂ MAU LÀNH TẦNG SINH MÔN BỊ RẠCH KHI SINH THƯỜNG
CÁCH ĐỂ MẸ ĐẺ THƯỜNG KHÔNG BỊ RẠCH