Những Điều Mẹ Bầu Cần Biết Trước Ngày Vượt Cạn

  3220

Chúc các mẹ luôn giữ được tinh thần lạc quan và thoải mái trong quá trình mang thai và vững tin sẽ có được niềm hạnh phúc mẹ tròn con vuông.

Những ngày cuối cùng của thai kì cũng là lúc chứng kiến cảm xúc lẫn lộn của mẹ và cả gia đình. Trong thời gian này, có thể mẹ vẫn chưa thấy có dấu hiệu của việc em bé sắp ra đời, hoặc tới ngày rồi mà vẫn không có dấu hiệu chuyển dạ, chính điều này sẽ khiến mẹ cảm thấy lo lắng bất an.

Các dấu hiệu đầu tiên mẹ có thể nhận biết được sắp đến ngày gặp mặt bé yêu.

Các mẹ bầu nên biết rằng, ngày dự kiến sinh nở chỉ mang tính tương đối chứ không phải là tuyệt đối, việc chênh lệch ngày sinh với ngày dự kiến sinh có thể lên tới 10 ngày cũng là điều bình thường và hay gặp ở các mẹ bầu, vì thế các mẹ không nên quá lo lắng căng thẳng làm gì bởi vì tâm trạng căng thẳng lo lắng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé.

· Bụng bầu tụt xuống đáng kể: mẹ không còn cảm thấy áp lực ở ngực nữa mà thay vào đó là vùng xương chậu, mẹ sẽ thở dễ dàng hơn. Điều này báo hiệu cho mẹ biết em bé sẽ chào đời trong khoảng 1-2 tuần tới.

· Đau lưng: Những cơn đau lưng báo hiệu chuyển dạ này âm ỉ ở lưng dưới 1 tuần trước khi sinh.

· Cơn co thắt thường xuyên: Khi cơn co thắt mạnh mẽ (kéo dài khoảng 30 giây) và thường xuyên hơn, xảy ra trước ngày sinh 1-2 tuần.

· Sụt cân: một vài thai phụ bị giảm từ 0,5-1kg cân nặng một ngày trước khi lâm bồn.

· Vỡ ối: khi thấy nước ối tràn ra ào ạt, mẹ bầu cần đến ngay bệnh viện vì có thể bé sẽ chào đời sau 1-2 giờ nữa.

Mẹ cần chuẩn bị gì cho thời khắc quan trọng này?

Thực tế rằng, không phải bệnh viện nào cũng chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho mẹ và bé. Vì vậy, để tạo cảm giác thoải mái, tránh gây áp lực, ngoài việc chuẩn bị tinh thần cũng nên mang theo những vật dụng cá nhân cần thiết sau quá trình vượt cạn.

· Hàng trang cho bé: áo sơ sinh vải cotton mềm dạng cột dây hoặc bấm, tả, que gòn vô trùng và nước muối sinh lý để làm sạch sau khi tắm bé, băng rốn vô trùng, bao tay, bao chân, bình sữa,….

· Hành trang của mẹ: mẹ cần mang giấy tờ, ảnh, thẻ bảo hiểm cùng với thông tin y tế của thai nhi, kính râm, đồ dùng cá nhân như bàn chải, lươc,…, áo ngủ, dép, tất, bỉm cho mẹ hoặc dùng băng vệ sinh siêu thấm.

Ngoài ra, trong quá trình mang thai, mẹ cũng nên tham dự vào các lớp về chăm sóc mẹ và trẻ sau khi sinh và tập luyện các bài tập hỗ trợ cho quá trình vượt cạn dễ dàng.

Dinh dưỡng đặc biệt cho mẹ trước ngày lâm bồn

Để giúp quá trình chuyển dạ nhẹ nhàng hơn, mẹ có thể lưu ý bổ sung các loại thực phẩm sau đây vào thực đơn của mình:

· Chè vừng đen nấu bột sắn: Ngay từ tuần thứ 33 -34, mẹ nên nấu chè vừng đen cùng bột sắn và đèn phèn ăn mỗi ngày để hỗ trợ quá trình sinh em bé.

· Rau lang: Đến gần ngày sinh, mẹ nên ăn rau lang, tốt nhất là rau lang luộc hoặc nấu canh để việc sinh thường diễn ra dễ dàng, thời gian đau đẻ ngắn hơn và đảm bảo sức khỏe cho hai mẹ con.

· Lá tía tô: Để quá trình lâm bồn diễn ra dễ dàng hơn, mẹ nên vò nát một nắm lá lớn tía tô tươi sắc với 2 lít nước và lấy lại 1 lít để uống liên tục nhé.

· Ăn, uống nước ép thơm (dứa): Trong khi những tháng đầu tiên của thai kì (từ tuần 38 trở về trước) , mẹ không được khuyến khich ăn thơm vì dẫn đến sảy thai. Nhưng từ tuần 38 trở đi, đây là loại thực phẩm mẹ nện dùng thường xuyên vì có chứa enzyme bromelain giúp làm mềm cổ tử cung để các mẹ sinh đẻ dễ dàng hơn.

Việc gói ghém hành trang và chuẩn bị tinh thần cho quá trình vượt cạn phải được chuẩn bị từ vài tuần trước ngày sinh dự kiến để mẹ luôn cảm thấy thoải mái nhất có thể.

Chúc các mẹ luôn giữ được tinh thần lạc quan và thoải mái trong quá trình mang thai và vững tin sẽ có được niềm hạnh phúc mẹ tròn con vuông.

+ Xem thêm:

10 BÍ QUYẾT GIÚP MẸ BẦU VƯỢT CẠN DỄ DÀNG

ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA VIỆC SINH THƯỜNG VÀ SINH MỔ.


Nguồn bài viết: sưu tầm
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: