Những Điều Lưu Ý Khi Cho Trẻ Đi Tiêm Phòng Mẹ Cần Biết

  3713

Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh là một trong những biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất hiện nay để ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm cho cộng đồng. Hãy cùng Nuôi Dạy Con Thông Minh tham khảo những kiến thức căn bản để chăm sóc bé yêu thật tốt nhé.

Tiêm phòng là việc truyền chất kháng nguyên vào cơ thể (vắc xin) nhằm kích thích hệ thống miễn dịch phát triển. Vắc xin có thể ngăn ngừa hoặc cải thiện các hiệu ứng lây nhiễm của nhiều tác nhân gây bệnh.

Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyên các bậc cha mẹ nên cho trẻ tiêm phòng đầy đủ. Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh là một trong những biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất hiện nay để ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm cho cộng đồng. Hãy cùng Nuôi Dạy Con Thông Minh  tham khảo những kiến thức căn bản để chăm sóc bé yêu thật tốt nhé.

Trước khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

– Không cho trẻ ăn, bú quá no trước khi tiêm phòng, tuy nhiên cũng không để trẻ đói để tránh tình trạng trẻ bị hạ đường huyết sau khi tiêm.

– Vệ sinh thân thể sạch sẽ để hạn chế nhiễm trùng, chuẩn bị đủ hồ sơ sức khỏe của trẻ, đặc biệt là  mẹ nhớ mang theo sổ tiêm phòng của trẻ trước khi đi tiêm phòng.

– Cần cho trẻ sơ sinh mặc trang phục đơn giản để giúp bác sĩ dễ thao tác trong quá trình khám, không mặc quần áo quá bó chặt, ủ ấm quá nhiều.

Chuẩn bị kỹ trước khi đi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

– Cần thông báo cho cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe của con mình như trẻ đang có các bệnh cấp tính hoặc mãn tính kèm theo, các dị tật bẩm sinh, tiền sử sinh non, tiền sử dị ứng, đặc biệt có các phản ứng với lần tiêm phòng trước như trẻ bị sốt cao, quấy khóc kéo dài, nôn trớ, phát ban, sưng nề vùng tiêm, sốc phản vệ…

– Đề nghị cán bộ y tế thông báo về loại vắc xin được tiêm chủng lần này, những phản ứng có thể gặp và hướng dẫn theo dõi sau tiêm phòng trẻ sơ sinh.

Trong khi tiêm phòng

Giữ trẻ đúng tư thế theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Thông báo cho nhân viên y tế về tình trạng bệnh cấp của bé, nếu có.

Giữ đúng tư thế khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh.

Trong tiêm phòng cho trẻ sơ sinh, 2 loại vắc xin sống không nên tiêm gần quá 4 tuần (lao, sởi, thủy đậu…). Ngoài ra, không chống chỉ định tiêm các loại vắc xin chung với nhau. Tuy nhiên, việc tiêm nhiều hơn 1 mũi vắc xin ngoài việc tăng đau đớn cho trẻ, khi có tình trạng phản ứng xảy ra, rất khó theo dõi dị ứnglà do vacxin nào. Vì vậy, tốt nhất nên tiêm 1 vắc xin/mỗi lần tiêm. Khi có những trường hợp đặc biệt: nhà xa, ghép tạng… sẽ có thể chỉ định dùng từ 2 vắc xin phù hợp trở lên.

Trường hợp hoãn tiêm phòng trẻ sơ sinh

Đến thời điểm cần tiêm phòng, nếu bé đang bệnh, đặc biệt là đang sốt thì bạn hãy hoãn tiêm. Ngoài ra, với những trẻ đang có tình trạng dị ứng, có phản ứng ở lần tiêm phòng trước, trẻ có kích động, có vấn đề về não, thần kinh, những trẻ đang có suy giảm miễn dịch mắc phải (nhiễm HIV) hay bẩm sinh, tạm thời (đang uống thuốc ức chế miễn dịch: gamma globulin, corticoid… trong vòng 3 tháng), trẻ có truyền máu trong vòng một năm, trẻ đã tiêm vắc xin trong vòng 4 tuần thì cũng hoãn tiêm phòng cho trẻ sơ sinh.

Tất cả vắc xin đều phải tiêm đúng thời gian quy định của Bộ Y tế và nhà sản xuất. Tuy nhiên, trong trường hợp cần hoãn tiêm phòng cho trẻ sơ sinh, sau đó tiêm lại thì không cần bắt đầu lại mà tiếp tục tiêm theo lịch tiếp theo.

Phản ứng sau khi tiêm phòng

– Trẻ cần phải ở lại 30 phút tại điểm tiêm phòng để được cán bộ y tế theo dõi và kịp thời xử trí nếu có những phản ứng bất thường xảy ra.

– Tiếp tục theo dõi trẻ cũng như theo dõi thân nhiệt của trẻ tại nhà ít nhất 1 ngày sau tiêm phòng về các dấu hiệu sau: tinh thần, ăn ngủ, thở, nhiệt độ, phát ban, phản ứng tại chỗ tiêm…

– Trẻ có thể có một số các phản ứng thông thường sau khi tiêm phòng như sốt nhẹ (<38,5 độ C), đau hoặc sưng tấy nhẹ tại chỗ tiêm, quấy khóc… Tuy nhiên, các phản ứng này sẽ tự khỏi trong vòng 1 ngày. Khi trẻ sốt, cần phải cặp nhiệt độ 2 – 4 giờ/lần và theo dõi sát, dùng thuốc hạ sốt cho trẻ theo sự chỉ dẫn của cán bộ y tế.

– Nếu cha mẹ không yên tâm về những phản ứng sau khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh, có thể trực tiếp đến gặp cán bộ y tế để được tư vấn cách chăm sóc trẻ.

– Cần đưa ngay trẻ tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường sau khi tiêm phòng như sốt cao (>39oC), co giật, khóc thét, quấy khóc kéo dài, li bì, bú kém, bỏ bú, khó thở, tím tái, phát ban, hoặc khi phản ứng thông thường kéo dài trên 1 ngày.

6 Phản Ứng Không Mong Muốn Của Trẻ Sau Tiêm Phòng Mẹ Cần Biết

Những Điều Mẹ Cần Biết Về Viêm Gan B Và Tiêm Phòng Cho Bé

Lịch Tiêm Phòng Cho Trẻ Em Các Bố Mẹ Cần Biết


Nguồn bài viết: sưu tầm
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: