Những Dấu Hiệu Nguy Hiểm Mẹ Đưa Con Đi Cấp Cứu

  6411

Bé không thở được hoặc lên cơn co giật là cơn ác mộng khủng khiếp nhất với mọi bậc cha mẹ. Bạn cần gọi cấp cứu hoặc đưa con đến bệnh viện gần nhất ngay

Phần 1: Suy hô hấp & động kinh

Bé không thở được hoặc lên cơn co giật là cơn ác mộng khủng khiếp nhất với mọi bậc cha mẹ. Bạn cần gọi cấp cứu hoặc đưa con đến bệnh viện gần nhất ngay nếu bé có các triệu chứng suy hô hấp và lên cơn động kinh.

Khó thở

Hãy đưa bé đi khám hoặc gọi cho bác sỹ nhi quen của bạn nếu bé có các dấu hiệu suy hô hấp gồm:

- Kêu phì phò;
- Cánh mũi mở rộng;
- Da ở xương trên xương đòn, hoặc giữa / trên xương sườn bị mút hõm vào mình;
- Hơi thở gấp gáp;
- Có tiếng rít, ho, hoặc tiếng lách tách khi hít vào và thở ra (thở khò khè).

Hãy gọi cấp cứu 115 nếu:

- Con bạn bị tím tái quanh miệng và hít thở trên 60 nhịp trong một phút.

Động kinh

Các dấu hiệu cho thấy con bạn đang bị động kinh gồm:

- Bỗng nhiên mất phản ứng và nhìn chằm chằm lơ đãng, hoặc có những cơn co giật không chủ động;
- Bất tỉnh và co giật hoặc có hiện tượng người rung lên, tay chân vung vẩy.

Việc bạn cần làm là:

- Trở người con bạn để bé nằm nghiêng, tránh cho bé bị sặc nước bọt. Lau nước bọt trong miệng để giữ đường thở của trẻ thông suốt.

Gọi tham vấn bác sỹ sau đó nếu:

- Cơn động kinh kéo dài dưới 3 phút.

Gọi cấp cứu 115 nếu:

- Cơn động kinh kéo dài quá 3 phút;- Đứa trẻ bị tím tái quanh miệng và hít thở trên 60 nhịp mỗi phút.
- Con bạn bị động kinh và bạn không thể liên hệ được với bác sỹ quen ngay lúc đó.

Phần 2: Chấn thương và tổn thương ngoài da

Trẻ nhỏ hiếu động và thường hay bị té ngã, tuy nhiên bố mẹ cần phải biết khi nào chấn thương của con là nghiêm trọng và cần phải đưa con đi cấp cứu. 
Hãy gọi cấp cứu nếu con bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây sau cú ngã hoặc va đập vào đầu:

- Hơi thở bất thường;
- Co giật hoặc bị động kinh;
- Bất tỉnh.

Trong lúc đợi xe cứu thương đến, việc bạn cần làm là:

- Đừng di chuyển bé trừ khi có nguy cơ bé bị thương nặng hơn;
- Thực hành sơ cấp cứu nếu bé ngừng thở;
- Nếu bé bị chảy máu, dùng khăn sạch chèn nhẹ lên vết thương để ngăn máu chảy.

Đưa bé đến phòng cấp cứu hoặc đi khám ngay nếu:

- Bé bất tỉnh, cả khi bé đã tỉnh lại và trông có vẻ ổn sau đó;
- Bé nôn mửa hơn một lần;
- Bé buồn ngủ bất bình thường;
- Bé có vẻ yếu hoặc có vấn đề trong việc phối hợp cơ thể, tầm nhìn hoặc giao tiếp.
- Bé bị chảy máu tai;
- Bé bị chảy máu từ mũi hoặc miệng mà không thể cầm máu sau 5-10 phút chèn vết thương.

Gãy xương

Hãy gọi cấp cứu cho bé nếu:

- Xương nhô lên khỏi mặt da. (Bạn đừng chạm vào mà hãy lấy khăn sạch phủ lên.)
- Bé bị tổn thương xương sọ, cổ, lưng hoặc xương chậu. (Bạn không được di chuyển bé!)
- Trẻ có vẻ rất đau đớn ở một vị trí và khóc không nín được.

Gọi bác sỹ hoặc cho bé đi khám nếu bé có các dấu hiệu gãy xương gồm:

- Bầm tím, sưng tấy, đau, cứng khớp ở một vị trí nhất định;
- Cảm giác đau tăng khi có cử động;
- Bé không muốn cử động chân tay;
- Bạn nghe thấy tiếng gãy vỡ khi xảy ra tai nạn.



Xuất huyết nghiêm trọng

Hãy gọi cấp cứu cho bé nếu:

- Bé mất ý thức, không có sự phản hồi hoặc thở không đều;
- Bạn không thể cầm máu cho bé trong 10 phút bằng cách chèn vết thương bằng khăn sạch.

Việc bạn cần làm lúc này là:

- Đặt bé nằm xuống, chân gác cao tầm 15cm.
- Nếu có thể, hãy nâng cao phần cơ thể đang chảy máu của bé;
- Dùng khăn hoặc vải sạch đè lên vết thương với lực vừa đủ và dứt khoát đến khi máu ngừng chảy;
- Nếu máu thấm ướt qua băng gạc, hãy đặt thêm lớp khác lên trên;
- Khi máu đã ngừng chảy, giữ yên miếng băng gạc và buộc một miếng băng khác – hoặc dùng băng keo – quấn cố định bên ngoài vùng bị thương nhưng không quấn quá chặt gây cản trở lưu thông máu.

Đưa bé đến bệnh viện nếu:

- Bé đang thức và tỉnh táo;
- Bạn không gọi được xe cứu thương trước đó.

Cắt vào da và trầy xước

Việc bạn cần làm là:

- Chèn vết thương bằng băng gạc hoặc khăn sạch đến khi máu ngừng chảy.
- Kiểm tra các mảnh vỡ bám vào vết thương; cố gắng xả nước để chúng rơi ra hoặc dùng nhíp cẩn thận gắp các mảnh vỡ lớn hơn.
- Nhẹ nhàng rửa vết thương với xà phòng và nước ấm hoặc ngâm phần bị thương trong chậu nước rồi thấm khô;
- Thoa thuốc mỡ kháng sinh;
- Che vết thương bằng băng gạc nếu điểm bị thương dễ bị giây bẩn hoặc cọ xát vào quần áo.

Gọi cấp cứu nếu:

- Bạn không thể cầm máu trong 10 phút với việc chèn vết thương bằng vải sạch.

Đưa bé đi khám nếu:

- Vết thương, vết cắt trông khá sâu, mép vết thương hở và không phẳng (bé có thể cần được khâu vết thương);
- Vết thương bị bám bẩn (vụn thuỷ tinh, đất cát, sỏi) mà bạn không thể rửa trôi hoặc gắp ra;
- Vết thương nằm ở vùng mặt của bé;
- Con bạn bị bé khác hoặc động vật cắn gây ra vết thương hở;
- Con bạn bị thương sâu hoặc bị cắt vào da bởi vật bẩn có khả năng nhiễm trùng cao.

Ngộ độc

Gọi cấp cứu cho bé nếu:

- Bé mất ý thức, không có phản hồi và tỏ ra cực kỳ buồn ngủ;
- Bé bị co giật;
- Bé chuyển màu xanh tái quanh miệng và hít thở trên 60 nhịp mỗi phút;
- Bé bị bỏng ở môi và miệng.
Việc bạn cần làm:

- Cách ly bé khỏi thức ăn hoặc đồ uống gây ngộ độc cho bé;
- Đừng cố làm bé nôn;
- Cố gắng làm bé nhổ ra tất cả những gì còn sót lại trong miệng;
- Lấy mẫu thức ăn / đồ uống gây ngộ độc cho bé đem đến bệnh hoặc cơ quan xét nghiệm.

Đưa bé đi khám nếu con bạn có những triệu chứng sau:

- Bé nôn quá 24 giờ;
- Bé không tè ướt tã trong 6 tiếng liền, môi và miệng khô, khóc không ra nước mắt nếu bé trên 3 tuần tuổi, ngủ bất thường, nước tiểu vàng sậm, thóp trũng;
- Có lẫn máu trong chất nôn;
- Nôn nhiều, nôn vọt và liên tục trong vòng nửa giờ sau khi ăn.

Đưa bé đến ngay phòng cấp cứu nếu bé nôn kèm bất cứ triệu chứng nào dưới đây:

- Khóc không ngừng, liên tục đạp chân và vặn mình trong đau đớn;
- Chất nôn ngả màu xanh lục, đen hoặc đỏ (bạn nên lấy mẫu chất nôn cho vào túi đem đến bệnh viện);
- Nổi cục cứng hoặc bị sưng ở bụng và bé tỏ ra đau đớn khó chịu khi bạn chạm vào;
- Nôn trên một lần sau khi bị va đập đầu.

Gọi cấp cứu nếu:

- Bé không có phàn hồi.

Tiêu chảy

Gọi bác sỹ hoặc đưa bé đi khám nếu con bạn có các triệu chứng:

- Bé dưới 3 tháng tuổi bị tiêu chảy (phân lỏng và bé đi ngoài thường xuyên hơn bình thường);
- Tiêu chảy không đỡ sau 24 giờ;
- Bé không tè ướt tã trong 6 tiếng liền, môi và miệng khô, khóc không ra nước mắt nếu bé trên 3 tuần tuổi, ngủ bất thường, nước tiểu vàng sậm, thóp trũng;
- Phân đen hoặc có lẫn máu.

Gọi cấp cứu nếu:

- Bé không có phản hồi.

+ Xem thêm:

CẢNH BÁO: CẤP CỨU BÉ BỊ HÓC HẠT HƯỚNG DƯƠNG , LƯỠI KÈN

NHỮNG DẤU HIỆU BÉ BỆNH NẶNG MẸ CẦN ĐƯA ĐI BỆNH VIỆN GẤP

 


Nguồn bài viết: webtretho
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: