Với những mẹ bầu gặp vấn đề trong thai kỳ như thai quá to, sức khỏe mẹ yếu, suy thai, tiền sản giật... thường sẽ phải mổ đẻ cấp cứu.
Mặc dù hầu hết các mẹ bầu đều mong muốn được đẻ thường để con khỏe mạnh và mẹ cũng nhanh phục hồi, tuy nhiên những người dưới đây thường sẽ được các bác sĩ chỉ định đẻ mổ và không có sự lựa chọn khác:
Vị trí thai nhi không thuận
Thông thường vị trí của thai nhi những tuần cuối thai kỳ là đầu quay xuống dưới, mặt úp vào phía trong bụng mẹ, tuy nhiên nhiều bé đến tận ngày sinh vẫn không chịu quay đầu, thậm chí là ngôi thai ngang gây khó khăn cho quá trình sinh thường. Những trường hợp bất thường ngôi thai thường phải đẻ mổ.
Thai nhi quá lớn
Thai nhi quá mức cân nặng chuẩn sẽ rất khó để đi qua khung xương chậu của mẹ khi chào đời, đặc biệt với những em bé có mẹ bị tiểu đường thai kỳ. Trong trường hợp này, mẹ thường được chỉ định đẻ mổ.
Thai nhi quá mức cân nặng chuẩn sẽ rất khó để đi qua khung xương chậu của mẹ khi chào đời, đặc biệt với những em bé có mẹ bị tiểu đường thai kỳ. (ảnh minh họa)
Tiền sản giật
Căn bệnh này thường khiến huyết áp của mẹ tăng cao và nếu không được kiểm soát sẽ gây cản trở việc cung cấp máu và oxy từ nhau thai đến em bé. Những trường hợp mẹ bị tiền sản giật nên được sinh mổ để đảm bảo an toàn.
Suy thai
Trong phòng sinh nở, người mẹ sẽ thường xuyên được kiểm tra sức khỏe bởi các bác sĩ và đương nhiên họ sẽ theo dõi cả nhịp tim, sự chuyển động của em bé. Nếu trong quá trình theo dõi nhận thấy bất cứ bất thường gì như nhịp tim thấp thì rất có thể bé đang không nhận đủ oxy trong tử cung. Vấn đề này có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
Khi đó, các bác sĩ sẽ quyết định mổ lấy thai khẩn cấp để đảm bảo an toàn cho bé. Ngoài ra, nếu nước ối được phát hiện có phân su thì cũng sẽ đượ chỉ định sinh mổ cấp cứu vì điều này có thể gây ô nhiễm nước ối. Nếu bé hít phải phân su có thể gây nguy hiểm cho phổi và hệ hô hấp.
Có dấu hiệu sinh non
Nếu những cơn chuyển dạ diễn ra sớm trước 37 tuần thì thông thường thai nhi sẽ có một vấn đề bất thường nào đó và trường hợp này cũng sẽ được chỉ định đẻ mổ cấp cứu.
Sinh đôi, đa thai
Phụ nữ mang thai đôi, đa có thể gặp khó khăn trong việc sinh thường vì vậy những trường hợp này thường được chỉ định sinh mổ. Với những ca sinh đôi còn có thể đẻ thường nhưng khi mang bâu 3-4 thai thường được chỉ định đẻ mổ trước ngày dự sinh để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Phụ nữ mang thai đôi, đa có thể gặp khó khăn trong việc sinh thường vì vậy những trường hợp này thường được chỉ định sinh mổ. (ảnh minh họa)
U xơ tử cung
U xơ tử cung cũng là căn bệnh gây cản trở cho việc sinh nở tự nhiên. Dù thai kỳ có khỏe mạnh thì lựa chọn mổ lấy thai vẫn là sáng suốt nhất.
Nhau thai có vấn đề
Khi nhau thai nằm ở vị trí bất thường như nhau tiền đạo, nhau bong non, quá trình vượt cạn có thể làm cả hai mẹ con vào nguy cơ an toàn đến tính mạng.
Đã từng sinh mổ
Với các mẹ sinh con lần hai hoặc ba, nếu lần trước là sinh mổ, mẹ thường được chỉ định tương tự cho lần này. Tuy nhiên, nếu khoảng thời gian sinh con lần trước và lần sau cách nhau đủ xa để vết mổ hoàn toàn hồi phục và sức khỏe mẹ đảm bảo an toàn, bác sĩ sẽ dựa vào điều kiện sức khỏe của mẹ để chỉ định sinh mổ hoặc chờ theo dõi xem mẹ có đủ sức vượt cạn tự nhiên hay không. Đa số các mẹ sinh mổ lần đầu đều phải sinh mổ lần sau.
Cổ tử cung không thể mở
Trong nhiều trường hợp, mức độ co rút tử cung của mẹ yếu, cổ tử cung không thể giãn nở đủ để bé đi ra nên sẽ phải sinh mổ.
Khung xương chậu của mẹ nhỏ
Một số mẹ bầu có vóc dáng lùn với khung xương chậu quá nhỏ sẽ không đủ không gian để thai nhi chui qua đó nên sẽ được chỉ định đẻ mổ.
Gặp các bệnh lý khác
Ngoài ra, nếu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, bệnh cao huyết áp, u nang buồng trứng, bệnh thận... thì cũng nên cân nhắc chọn lựa phương pháp sinh mổ để tránh những rủi ro có thể gặp phải khi sinh nở.
+ Xem thêm:
6 TRƯỜNG HỢP MẸ BẦU BẮT BUỘC PHẢI SINH MỔ
ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA VIỆC SINH THƯỜNG VÀ SINH MỔ.