Những Cách Trị Rôm Sảy Cho Trẻ Sơ Sinh Trong Mùa Hè

  3446

Rôm sảy là một bệnh lý phổ biến thường gặp ở trẻ sơ sinh. Bệnh thường xuất hiện trong thời tiết nóng, ẩm. Vì vậy bố mẹ nên biết những cách trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh để giúp bé thoải

Những Cách Trị Rôm Sảy Cho Trẻ Sơ Sinh Trong Mùa Hè 

Rôm sảy là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ vào mùa hè. Bệnh lành tính và không nguy hiểm. Tuy nhiên nếu bố mẹ không chữa trị đúng cách bệnh có thể gây nhiễm trùng da.

Rôm sảy là một bệnh lý phổ biến thường gặp ở trẻ sơ sinh. Bệnh thường xuất hiện trong thời tiết nóng, ẩm. Rôm sảy không gây đau đớn nhưng có thể khiến bé khó chịu và ngứa ngáy.

Vì vậy bố mẹ nên biết những cách trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh để giúp bé thoải mái hơn.

DẤU HIỆU TRẺ SƠ SINH BỊ RÔM SẢY

Trẻ em ở mọi lứa tuổi đều có thể bị rôm sảy nhưng bệnh phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh. Khi bé sơ sinh bị rôm sảy sẽ có các dấu hiệu sau:

- Da bé xuất hiện các nốt sần nhỏ màu hồng, bên trên có mụn nước, đôi khi có mụn mủ trắng mọc xen kẽ. Các nốt rôm sẩy mọc lấm tấm, cũng có khi mọc thành từng đám dày đặc.

Khi bị rôm sảy, da bé xuất hiện các nốt sần màu đỏ, bên trên có mụn nước. (Ảnh minh họa)

- Rôm sảy có thể xuất hiện ở vùng đầu, vai và cổ, lưng cũng như các nếp gấp của cơ thế.

- Bé ngứa ngáy, khó chịu và quấy khóc.

- Rôm sảy có thể bị trầy xước bởi quần áo cọ vào hoặc do bé gãi gây nhiễm trùng da thứ phát.

NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ SƠ SINH BỊ RÔM SẢY

Rôm sảy xuất hiện khi bé đổ mồ hôi nhiều khiến cho lỗ chân lông bị tắc nghẽn và mồ hôi không thể thoát ra được. Do trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có lỗ chân lông nhỏ hơn người lớn nên bé thường hay bị rôm sảy hơn.

Thời tiết nóng, ẩm ướt là thời điểm thích hợp cho rôm sảy bùng phát. Tuy nhiên vào mùa đông bé cũng có thể bị rôm sảy nếu bé mặc quá nhiều quần áo hoặc bé bị sốt.

CÁCH TRỊ RÔM SẢY CHO TRẺ SƠ SINH

Hầu hết rôm sảy có thể tự khỏi nếu mẹ chăm sóc bé đúng cách. Sau đây là tổng hợp cách trị rôm sảy cho bé sơ sinh mà mẹ nào cũng cần biết:

- Mẹ nên cho bé mặc quần áo rộng rãi, mềm mại. Chất liệu quần áo của bé nên là loại vải cotton dễ hút mồ hôi.

- Phòng của bé cần thoáng mát và sạch sẽ.

- Mẹ cũng có thể dùng khăn xô mềm nhúng nước mát để lau những vùng da bị rôm sảy.

- Vào mùa hè nên hạn chế cho bé ra ngoài trời nắng, nóng.

- Hạn chế tắm cho bé bằng xà phòng vì chúng có thể kích ứng da bé.

- Bột yến mạch có khả năng làm giảm rôm sảy, chống dị ứng và chống viêm. Nó sẽ giúp bé giảm ngứa ngáy, khó chịu khi bị rôm sảy. Vì vậy mẹ có thể cho thêm một chén bột yến mạch vào bồn tắm của bé để giúp làm dịu da.

- Dưa chuột có tác dụng làm mát vùng da bị rôm sảy. Nó cũng có thể làm dịu cơn ngứa. Hãy cắt lát mỏng dưa chuột sau đó đắp lên các vùng da bị rôm sảy của bé. Sau đó rửa sạch lại da bằng nước mát.

- Cắt ngắn móng tay cho bé để bé không gãi gây xước da dẫn đến nhiễm trùng.

Thông thường sau 7 đến 10 ngày tình trạng rôm sảy sẽ hết. Nếu tình trạng bệnh của bé kéo dài thì bố mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ để tìm hiểu rõ nguyên nhân.

Bác sĩ Bác sĩ CK II Phi Nga - Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc cho hay, khi phát hiện trẻ có triệu trứng rôm sảy, bố mẹ cần phải:

- Giải nhiệt cho trẻ bằng chế độ ăn uống hợp lý.

- Thường xuyên lau mồ hôi cho trẻ, mặc quần áo vải có chất liệu cotton mềm, thoáng mát, rộng và nhạt màu.

- Tắm cho trẻ 1 ngày 1 lần. Có thể tắm bằng mướp đắng, lá sài đất, chè xanh hoặc sữa tắm diệt khuẩn. Sau đó, lau khô da của trẻ bằng vải mềm.

- Không dùng phấn rôm bôi lên vùng da của trẻ.

- Quần áo của trẻ phải được giặt sạch và phơi khô, tránh chỗ bụi khói.

- Cắt móng tay để tránh việc trẻ gãi nhiều làm nhiễm khuẩn da.

- Bố mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để thăm khám khi bệnh rôm sảy kéo dài hay có dấu hiệu của bội nhiễm như da sưng, nóng, đỏ và đau.Ngoài ra, mẹ đang trong tình trạng cho con bú cần ăn uống điều độ, tránh ăn đồ nóng và uống nhiều nước.

Theo bác sĩ Trần Thanh Tâm cho biết trên báo Sức khỏe và Đời sống, phương pháp tốt nhất để đối phó với bệnh rôm sảy là làm mát da và chống tiết mồ hôi. 

Giảm tiết mồ hôi bằng cách sử dụng máy lạnh, quạt thông khí, mặc quần áo thoáng mát và hạn chế vận động. Khi da được làm mát, rôm sảy sẽ biến mất nhanh chóng. Đối với dạng rôm sảy nhẹ thường không cần phải điều trị. Nhưng ở các dạng nặng hơn thì cần điều trị bằng các loại thuốc bôi để giảm cảm giác khó chịu và ngăn ngừa biến chứng. 

Các loại thuốc bôi thường dùng điều trị rôm sảy là dung dịch calamine làm dịu ngứa. Thuốc anhydrous lanolin có thể giúp ngăn ngừa tình trạng bít các ống tuyến mồ hôi và ngưng phát sinh các tổn thương mới. 

Các loại thuốc bôi có chứa steroid dùng trong trường hợp rôm sảy nặng. Có thể dùng vitamin C uống để giúp làm dịu các tổn thương rôm sảy. 

Có thể dùng các bài thuốc nam chữa rôm sảy như dùng các loại cây, quả có tính mát như mướp đắng, bồ công anh, sài đất, chanh... để tắm cho trẻ cũng có tác dụng tốt. Lưu ý khi khi sử dụng các loại lá này cần phải rửa sạch kỹ trước khi nghiền, lọc hay đun nước tắm. Chọn loại phấn rôm chất lượng tốt chấm lên vùng da bị rôm sảy sau khi tắm cho trẻ nhỏ là cách hạn chế bệnh tốt. 

Mẹo Trị Rôm Sảy Cho Bé Yêu Trong Mùa Hè Nắng Nóng

Những Biểu Hiện Khi Bé Bị Rôm Sảy Mẹ Phải Cho Đi Viện Ngay


Nguồn bài viết: eva
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: