0 - 3 tuổi là giai đoạn đánh dấu nhiều mốc phát triển quan trọng của trẻ như trẻ bắt đầu ăn dặm, mọc răng, tập đi và học nói...
Mặc dù sự phát triển ở mỗi bé là khác nhau, tuy nhiên các bậc phụ huynh cũng không nên lơ là bỏ qua. Theo đó, nếu thấy trẻ có những biểu hiện bất thường trong các giai đoạn phát triển như dưới đây mẹ cần theo dõi và cho bé đi khám bác sĩ ngay nhé!
Giai đoạn từ 0 - 4 tháng tuổi
4 tháng tuổi bé đã biết với đồ chơi được treo trước mặt
- Trẻ gặp khó khăn trong việc cử động mắt hoặc mắt lé thì nên đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám và can thiệp sớm tránh để tình trạng đáng tiếc xảy ra với bé yêu của bạn.
- Trẻ không hề phản ứng với mọi tiếng ồn lớn. Đây có thể là dấu hiệu cho biết bé đang gặp các vấn đề về tai hoặc cũng có thể do phản xạ của bé gặp vấn đề.
- Trẻ 2 tháng tuổi không tự nhận thức được bàn tay của mình.
- Trẻ 3 tháng tuổi không có biểu hiện dõi mắt theo các đồ vật chuyển động, đồ chơi treo trên nôi và không dùng tay nắm lấy đồ vật.
- Trẻ 3 tháng tuổi nhưng không thể ngẩng cao đầu. Điều này chứng tỏ bé đang gặp một vấn đề nào đó về sức khỏe.
- Trẻ 4 tháng tuổi không có khả năng bắt chước, bập bẹ, ê... a... theo âm thanh.
- Trẻ 4 tháng tuổi nhưng không có khả năng đưa đồ vật lên miệng.
- 4 tháng tuổi mà bé vẫn không chịu đạp chân xuống bề mặt cứng.
Giai đoạn từ 5 - 7 tháng tuổi
- Các cơ bị căng, cơ thể bé khó cử động.
- Cơ thể bé mềm nhũn.
- Đầu của trẻ thường ngửa ra sau khi ngồi.
- Bé chỉ dùng được 1 tay để với đồ vật.
- Trẻ không thích ôm ấp. Có thể trẻ không thích người lạ nhưng nếu bé không thích người thân ôm ấp điều này chứng tỏ bé đang gặp vấn đề hoảng sợ nào đó hoặc bị đau ở đâu đó. Vì thế, nên đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ hỗ trợ.
- Bé nhạy cảm với ánh sáng và khóc dai dẳng thường xuyên.
- Trẻ gặp khó khăn khi đưa vật gì đó lên miệng.
- Trẻ 5 tháng tuổi có biểu hiện không thể lật người theo hình tròn ở các hướng khác nhau.
- Trẻ 6 tháng tuổi không có khả năng tự ngồi ngay cả khi có người giúp đỡ.
- Bé không thể la hét và phát ra âm thanh lớn vào tháng thứ 6.
Giai đoạn 12 tháng tuổi
- Trẻ không có khả năng tự bò hoặc gặp khó khăn trong việc bò.
- Trẻ gặp khó khăn trong việc tập đứng ngay cả khi có sự hỗ trợ của người khác.
- Trẻ không có hứng thú hoặc không tìm đồ vật được giấu đi.
- Gặp khó khăn trong việc tập nói, không thể nói được những từ đơn giản.
- Bé không thể giao tiếp bằng cử chỉ khi muốn nói là "không" thích cái gì đó.
- Gặp khó khăn trong việc nhận diện đồ vật và tranh ảnh.
- Trẻ 18 tháng tuổi nhưng chưa thể tự đi được những bước chập chững.
Giai đoạn 24 tháng tuổi
- Trẻ chưa thể nói được 15 từ.
2 tuổi trẻ có thể bắt chước hành động của người khác
- Trẻ gặp khó khăn trong việc phát âm câu có 2 từ trở lên.
- Trẻ chưa thể bắt chước hành động của người khác hoặc câu mà người lớn nói.
- Gặp khó khăn trong việc bắt chước các thao tác được người lớn hướng dẫn.
- Không có khả năng đẩy được những đồ chơi có bánh.
Giai đoạn 36 tháng tuổi
- Trẻ thường xuyên té ngã hoặc gặp khó khăn khi lên cầu thang.
- Trẻ nói ngọng, nói không rõ ràng và thường xuyên chảy dãi.
- Trẻ không thể tự xếp hình tháp có nhiều tầng.
- Bé không thể điều khiển, cầm nắm được các đồ vật có kích thước nhỏ.
- Bé không thể vẽ được hình tròn theo hướng dẫn.
- Không nói được những câu ngắn.
- Không hiểu được các hướng dẫn đơn giản nhất.
- Không thích những đứa bé khác.
- Bé ngại giao tiếp bằng mắt và không thích đồ chơi.
+ Xem thêm:
NHỮNG BẤT THƯỜNG Ở BỘ PHẬN SINH DỤC BÉ TRAI MÀ MẸ CẦN CHÚ Ý.
NHỮNG BẤT THƯỜNG Ở TRẺ SƠ SINH BỐ MẸ CẦN LƯU Ý