Khi trẻ chưa đầy một tháng tuổi, mỗi ngày trẻ sẽ làm ướt từ 6 miếng tã trở lên và đi tiểu 3 - 4 lần. Không có gì là bất thường khi cha mẹ của trẻ sơ sinh phải thay tã cho bé ít nhất 10 lần trong ngày ở giai đoạn đầu đời.
Nếu trẻ không thải ra đủ lượng nước tiểu hoặc phân, đó là một dấu hiệu cho thấy trẻ không nhận đủ chất dinh dưỡng, và bạn nên nói chuyện với bác sĩ. Luôn nhớ rằng số lần đi tiểu giảm sút sau tháng đầu tiên vì đây là lúc ruột của trẻ đang dần hoàn thiện.
Trẻ không có phản ứng gì với âm thanh
Nếu trẻ của bạn đã được 2 tháng tuổi mà vẫn chưa biết cười, ánh mắt có thể ngây ngô hoặc không có phản ứng gì với âm thanh nghe được, bạn nên đưa trẻ tới bệnh viện để kiểm tra năng lực, trí tuệ và khả năng nghe của trẻ.
Mắt bé chưa có khả năng tập trung nhìn đồ vật nào đó trong giai đoạn từ 1 đến 3 tháng tuổi
Tập trung tầm nhìn vào các đồ vật, màu sắc
Ngay giây đầu tiên lọt lòng mẹ, thị giác của bé đã được kích hoạt và bắt đầu phát triển. Tại thời điểm chào đời, thị lực của bé là 1/20, nhưng sẽ phát triển nhanh chóng để đạt đến mức trưởng thành là 20/20 khi bé ở vào khoảng 3-5 tuổi. Sự tăng trưởng cực nhanh là lý do vì sao tháng đầu đời rất quan trọng trong sự phát triển thị giác của trẻ.
1 tháng tuổi: Bé bắt đầu di chuyển mắt và đầu theo hướng có nguồn sáng, ghi nhận vật thể nằm trong trục ngang trước mặt, tiếp xúc bằng mắt và nhìn chăm chú vào những người chăm sóc bé.
2-3 tháng tuổi: Ghi nhận vật thể theo cả trục dọc và trục xoay (quanh bé); bắt đầu có thể di chuyển mắt độc lập với đầu; tăng nhạy với ánh sáng; dùng mắt nghiên cứu bàn tay và bàn chân mình; dễ bị mất tập trung bởi những hình ảnh thú vị khác; giữ tiếp xúc bằng mắt cường độ cao trong thời gian dài hơn.
Trong tầm tuổi này, nếu mẹ nhận thấy mắt bé không phát triển bình thường, chưa có khả năng tập trung nhìn ngắm một đồ vật nào đó thì nên cho bé đi khám để biết rõ tình trạng thị lực của con.
+ Xem thêm:
CHẾ NGỰ NỔI LOẠN CỦA TRẺ TUỔI 2-3
DẤU HIỆU BÉ BỊ RÔM SẢY NẶNG CẦN GẶP BÁC SĨ