Những Bài Thuốc Trị Ho Dân Gian Cực Hay Cho Bé Yêu

  42962

Khi trẻ bị ho, có thể dùng những món ăn đơn giản, dân dã nhưng lại có hiệu quả không ngờ giúp trẻ cắt cơn ho.

Khi trẻ bị ho, có thể dùng những món ăn đơn giản, dân dã nhưng lại có hiệu quả không ngờ giúp trẻ cắt cơn ho.

Trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển. Ho lâu có thể gây trở nên mạn tính, khó chữa trị.

Nếu uống thuốc Tây nhiều trẻ vẫn chưa hết bệnh, các mẹ có thể thay thế bằng những bài thuốc dân gian, bằng chính những loại rau củ quả có sẵn nhưng công hiệu ngay tức thì.

1. Trị ho thông thường bằng củ cải

Củ cải rửa sạch, gọt vỏ và băm nhỏ, đem ngâm với mật ong khoảng 2 tiếng. Sau đó lấy một thìa hỗn hợp củ cải mật ong pha loãng với nước ấm cho trẻ uống. Một ngày khoảng 4-5 lần, cơn ho của trẻ sẽ hết dần.

Nên ngâm củ cải mật ong trong bình thủy tinh. Nếu không có bình thủy tinh mới dùng bình nhựa thường thay thế.



Củ cải ngâm mật ong trị ho rất tốt.

Ngoài ra, các mẹ không nên cho trẻ uống thuốc bừa bãi bởi ho chưa chắc đã cảm cúm. Việc đầu tiên nên làm là xem lưỡi của trẻ.

Đông Y chia ho khan làm hai loại là ho do ngoại cảm và ho do nội thương. Ho do ngoại cảm lại chia ra do cảm lạnh, phong hàn và cảm cúm viêm họng. Cách chữa mỗi loại ho khác nhau không giống nhau. Trong khi đó, ho do nội thương thường do mắc các bệnh hô hấp trong thời gian dài.

Nhận biết bệnh hoa của trẻ dựa vào màu sắc tưa lưỡi.

Có thể dựa vào màu sắc lưỡi trẻ để nhận biết các loại ho. Nếu tưa lưỡi của trẻ có màu trắng, chứng tỏ trẻ bị ho do cảm lạnh, ít đờm, đờm màu trắng, thường xuyên chảy nước mũi. Lúc này nên cho trẻ ăn một số loại thực phẩm ấm nóng, trị ho tiêu đờm. Nếu tưa lưỡi của trẻ màu vàng, đây là bệnh cúm viêm họng. Nhiệt độ cơ thể trẻ cao, đờm có màu vàng, đặc sệt, khó nhổ thường bị nuốt vào cổ họng. Lúc này, nên ăn một số loại thức ăn nhẹ nhàng, dễ tiêu đờm.

Cách chữa ho do cảm lạnh, phong hàn:

1. Hỗn hợp tỏi, gừng tươi và đường phèn: Khi trẻ mắc chứng cảm mạo phong hàn, uống nước gừng tương với đường phèn sẽ có tác dụng rất tốt. Nếu bệnh có thêm ho khan, có thể đập nhỏ 2-3 nhánh tỏi và nước, đun lửa nhỏ khoảng 10 phút để tỏi bớt mùi cay nồng, dễ uống.



Hỗn hợp tỏi, gừng tươi và đường phèn.

2. Nước tỏi hấp cách thủy: Dùng 2-3 nhánh tỏi, đập vụn cho vào cốc. Thêm nước, đường rồi đem hấp cách thủy khoảng 15 phút thì bỏ ra. Cho trẻ uống nước khi còn nóng và tránh ăn tỏi. Một ngày uống 2-3 lần, mỗi lần nửa cốc.



Nước tỏi hấp cách thủy.

3. Quýt nướng: Nướng trực tiếp quýt nguyên quả lên bếp lửa nhỏ, lật đều đến khi lớp vỏ bên ngoài có màu đen và bốc hơi nóng thì bỏ ra. Để một lúc lột sạch vỏ, bóc lấy múi quýt cho trẻ ăn khi còn ấm nóng. Nếu quýt to, mỗi lần ăn 2-3 múi; nếu quýt nhỏ có thể cho trẻ ăn cả quả. Tốt nhất nên dùng kèm với nước tỏi, một ngày 2-3 lần rất tốt cho việc trị ho.



Quýt nướng.

4. Trứng gà chưng với gừng non và vừng: Rang vừng, thêm dầu và gừng non đun nóng rồi đập 1 quả trứng gà vào chưng cùng. Đối với trẻ bị ho do cảm lạnh, mỗi tối trước khi đi ngủ ăn trứng gừng chưng với vừng và gừng non liên tục trong vài ngày sẽ có hiệu quả rõ rệt.



Trứng gà chưng.

5. Lê chưng đường phèn sẻn gai: Lấy một quả lê, rửa sạch khoét ở giữa, thả vào trong đó khoảng 20 hạt sẻn gai cùng 2 viên đường phèn, cho vào bát, hấp cách thủy khoảng nửa tiếng có thể ăn được. Mỗi quả lê có thể ăn 2 lần. Nếu trẻ không thich mùi sẻn gai, có thể thay bằng mật ong hoặc hương vị khác.



Lê chưng đường phèn sẻn gai.

Lưu ý: Trong quá trình chữa bệnh cảm lạnh, tránh cho trẻ ăn những món sau: đỗ xanh, cua, trai trai, ốc, hồng, bưởi, chuối, kiwi, mía, dưa hấu, dưa bở, mướp đắng, mã thầy, củ từ, tảo biển, củ cải sống, quả cà, rau cần, ngó sen, bí đao, mướp, khoai lang…

Cách chữa ho do cảm cúm viêm họng:

1. Lê chưng đường phèn xuyên bối mẫu: Gọt vỏ Lê, cắt bỏ 1/5 phía trên làm nắp, khoét giữa rồi thả 2-3 miếng đường phèn cùng 5-6 miếng xuyên bối mẫu rồi đem chưng lên khoảng 30 phút thì cho trẻ ăn. Món này giúp nhuận phổi, trị ho, tiêu viêm.



Lê chưng đường phèn xuyên bối mẫu.

2. Nước củ cải luộc: Củ cải rửa sạch, cắt miếng, cho vào nồi nước đun sôi rồi vặn nhỏ lửa, ninh thêm 10  phút thì bỏ ra để nguội mới cho trẻ uống. Cách này thích với cho trẻ bị cảm cúm, tắc mũi, viêm họng, ho khan ít đờm, đặc biệt có hiệu quả với trẻ trên 2 tuổi.



Củ cải luộc.

Ngoài ra, có thể cho trẻ ăn một số loại rau quả sau: hồng, dưa hấu, sơn tra, mã thầy, canh bí đao hầm, mướp xào, ngó sen xào, mướp đắng xào. Không nên cho trẻ các các món cay, nóng như thịt dê, thịt chó, tôm, cá, tảo, nhộng tằm, vải, óc chó, đào, ớt.

Cách chữa ho do nội thương:

Bệnh ho do nội thương là bệnh mãn tính nên cần chữa trị thời gian dài, không thể khỏi trong một sớm một chiều. Dù trẻ hết cảm, ho chưa chắc đã thuyên giảm. Trẻ mắc bệnh này uống thuốc nhiều, cảm thấy mệt mỏi chán ăn, nên phụ huynh có thể dùng một số món thanh đạm thay thế.

1. Cách chữa ho do cảm lạnh, phong hàn có thể sử dụng cho ho do nội thương.

2. Cháo củ mài: Củ mài gọt vỏ, cắt miếng nhỏ, thêm nước và gạo xay ninh thành cháo cho trẻ ăn lúc đói. Một bát cháo có thể chia thành 2-3 lần dùng. Củ mài bổ dưỡng, thích hợp cho trẻ nhỏ, không những trị ho còn kích thích vị giác.



Cháo củ mài.

3. Táo đỏ ngân hạnh: Lấy 3 quả táo đỏ, 3 quả ngân hạnh bỏ vào một chiếc nồi nhỏ, thêm nước đun lửa vừa phải trong khoảng 10 phút tắt bếp. Không nên cho hơn vì dùng quá nhiều táo đỏ, ngân hạnh dễ bị nóng trong người. Ăn mỗi tối trước khi đi ngủ. Món này thích hợp với trẻ trên 2 tuổi.



Táo đỏ ngân hạnh

4. Hỗn hợp táo đỏ, óc chó, vừng kèm với mật ong: Dùng 25g óc chó, 2 lạng vừng đen, 25g táo đỏ nghiền nát rồi đặt vào nồi, thêm 1 thìa mật ong, 3 thìa nước đun trong lửa lớn đến khi sôi thì vặn nhỏ lửa ninh thêm 40 phút. Mỗi ngày cho bé ăn 1 thìa vừa giúp chữa ho, viêm phế quản lại giúp trẻ tiểu tiện dễ dàng hơn.



Hỗn hợp táo đỏ, óc chó, vừng kèm với mật ong.

+ Xem thêm:

CÁCH LÀM MỨT CAM TRỊ HO CỰC NHẠY CHO BÉ

11 BÀI THUỐC DÂN GIAN TRỊ HO CỰC KỲ HIỆU QUẢ CHO BÉ MẸ NÀO CŨNG NÊN BIẾT


Nguồn bài viết: sưu tầm
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: