Nguy Hiểm Không Ngờ Từ Miếng Dán Hạ Sốt Cho Bé

  48166

“Miếng dán hạ sốt không thực sự tốt như lời đồn thổi, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào chứng minh được rằng miếng dán hạ sốt có thể thay thế thuốc điều trị hạ sốt ở cả người lớn và trẻ em.

Miếng dán hạ sốt hiện nay đang trở thành một liệu pháp hạ sốt được đông đảo các bậc phụ huynh lựa chọn vì sự tiện lợi của nó.

Tuy nhiên, xung quanh công dụng của miếng dán hạ sốt vẫn còn nhiều câu chuyện đáng bàn. Dưới đây là những nguy hiểm khi dùng miếng dán hạ sốt cho trẻ cha mẹ nên biết.

Trẻ dễ bị dị ứng

Hiện nay miếng dán hạ sốt được bày bán rất nhiều ở các hiệu thuốc và một số siêu thị. Vì tính tiện lợi của nó nên nhiều bậc phù huynh thường sử dụng sản phẩm này để hạ sốt cho con. Tuy nhiên, theo ý kiến của các chuyên gia miếng dán hạ sốt không thật sự tốt như mọi người nghĩ.


Miếng hạ sốt không thật sự tốt như mọi người thường nghĩ

Vì thực chất miếng dán hạ sốt chỉ tạo cảm giác mát lạnh chứ không mang lại hiệu quả giảm sốt như mong muốn. Bên cạnh đó, thành phần chính của miếng dán hạ sốt là hydrogel và một số tinh dầu khi dán lên trán bé sẽ cảm giác khó chịu và nóng.

Với trẻ nhỏ do da còn quá mỏng nên nếu lạm dụng miếng dán hạ sốt có thể làm tổn thương da. Chưa kể, một số trẻ bị dị ứng với các thành phần có trong miếng dán rất nguy hiểm. Theo các bác sĩ, việc chữa trị dị ứng do miếng dán hạ sốt gây ra còn khó khăn và nguy hiểm hơn việc hạ sốt cho bé.

Vì thế khi trẻ bị sốt cao, các bậc phụ huynh không nên lựa chọn miếng dán hạ sốt mà nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt hoặc nên đưa trẻ đến bệnh viện để các bác sĩ có phương pháp hạ sốt phù hợp.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo: “Miếng dán hạ sốt không thực sự tốt như lời đồn thổi, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào chứng minh được rằng miếng dán hạ sốt có thể thay thế thuốc điều trị hạ sốt ở cả người lớn và trẻ em. Với những trẻ bị sốt cao, nếu dùng miếng dán hạ sốt có thể bị co giật, gây biến chứng nặng nề về não. Với trẻ sơ sinh, dị ứng tinh dầu có trong miếng dán hạ sốt sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ”.

Những điều cần lưu ý khi hạ sốt cho bé

- Không mặc quá nhiều quần áo, không dùng khăn quấn chặt người bé mà chỉ nên mặc quần áo rộng rãi, chất liệu dễ thấm mồ hôi càng tốt. Dùng khăn ấm chườm nóng cho bé, đặc biệt là vùng bẹn, cổ, nách và đắp lên trán bé.

- Trẻ sốt cao dưới 40 độ C, kèm co giật cha mẹ nên cặp nhiệt độ thường xuyên cho trẻ, kèm chườm nóng liên tục cho bé.

- Không nên cho trẻ uống cùng lúc nhiều loại thuốc hạ sốt. Vì dùng nhiều loại thuốc dễ gây ngộ độc, dùng quá liều sẽ rất nguy hiểm cho trẻ.

- Cho trẻ uống thật nhiều nước, nếu cần thiết nên uống thêm dung dịch bù điện giải. Hoặc mẹ có thể cho bé uống nước chanh, cam đều rất tốt.

- Không dùng đá lạnh để chườm hay lau người cho trẻ vì sẽ khiến trẻ bị ớn lạnh, lỗ chân lông sẽ bịt kín lại khiến thân nhiệt càng tăng cao. Bên cạnh đó tuyệt đối không dùng dầu gió để bôi lên người bé vì dầu có tính nóng nên dễ làm nhiệt độ của trẻ càng tăng cao.

- Cho trẻ ở nơi kín đáo, tránh những nơi gió lùa và tuyệt đối không nên cho trẻ đi ra ngoài gió vì trẻ dễ bị cảm lạnh.

- Nếu trẻ bị sốt cao kèm nhiều triệu chứng bất thường nên nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.  

+ Xem thêm:

MÁCH MẸ CÁCH HẠ SỐT CHO BÉ KHÔNG CẦN DÙNG THUỐC

MÁCH MẸ CÁCH SƠ CỨU TẠI CHỖ KHI BÉ SỐT CO GIẬT


Nguồn bài viết: yeutre
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: