Ngực Mềm - Ngực Căng Có Liên Quan Gì Đến Chuyện Sữa nhiều hay ít?

  16534

Một quan niệm sai lầm khá phổ biến trong cộng đồng chúng ta là đợi ngực căng mới hút sữa/cho con bú. Tuy nhiên, các Mẹ Sữa có biết là ngực càng mềm thì quá trình tạo sữa càng nhanh hay không?

Mẹ Sữa có biết?

Một quan niệm sai lầm khá phổ biến trong cộng đồng chúng ta là đợi ngực căng mới hút sữa/cho con bú. Tuy nhiên, các Mẹ Sữa có biết là ngực càng mềm thì quá trình tạo sữa càng nhanh hay không?

Vì sao như vậy?

Bởi vì sữa sản xuất theo quy luật cung cầu, càng cho con bú, càng bú hút nhiều thì sữa sẽ càng sản xuất ra nhiều.

Nếu các mẹ quan tâm đến lượng chất béo trong sữa thì chính những cữ ngắn và liên tục mà các mẹ cho rằng “con em bú lắt nhắt” lại là những cữ sữa nhiều chất béo hơn các cữ xa hơn 4h.

Thông thường, mẹ nào cho con ti trực tiếp nhiều thì sẽ ít bị tắc sữa và ít có nguy cơ viêm tuyến sữa hơn các mẹ hút sữa ra và cho con ti bình, đặc biệt là các mẹ cho con ti bình 100% bằng sữa mẹ thì “đoạn trường ai có qua…tắc sữa mới hay.”

Do đó, ưu tiên nhất vẫn là cho con ti trực tiếp, sau đó mới hút/vắt ra nhé các mẹ.

Ngoài lý do duy trì nguồn sữa hiệu quả, việc ôm con vào lòng, cho con ti trực tiếp còn gắn kết tình mẫu tử, giảm căng thẳng và trầm cảm. Một điều quan trọng và rất ý nghĩa mà các mẹ vẫn thường nghe nhắc đến đó là: Tuổi thơ con qua đi sẽ mãi mãi không trở lại. Khi con lớn hơn một chút, bắt đầu hiếu động thì khó có thể chịu ngồi yên trong lòng mẹ. Khi đó muốn bế muốn bồng thì phải năn nỉ dụ dỗ đủ kiểu hết.

Đọc tiếp:

SỰ THẬT KINH HOÀNG ĐẰNG SAU NHỮNG HỘP SỮA 

THAI NHI ĐẠP CÀNG NHIỀU THÌ CÀNG KHOẺ MẠNH?


Nguồn bài viết: Webcuame
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: