Nếu Thấy Dấu Hiệu Này, Mẹ Bầu Phải Đến Gặp Bác sĩ ngay

  13214

Đau bụng, đau đầu dữ dội, kéo dài, trọng lượng tăng, giảm bất thường... là những dấu hiệu nguy hiểm mẹ bầu cần gặp bác sĩ ngay.

Trải qua kỳ mang thai dài gần 300 ngày không phải là việc dễ dàng. Bất cứ thay đổi nào ở cơ thể mẹ đều có quan hệ chặt chẽ đến sinh mệnh của cả bà mẹ và thai nhi. Khi có một trong những dấu hiệu nguy hiểm sau đây, phụ nữ mang thai cần kịp thời đến bệnh viện gần nhất, không được chần chừ.

Chảy máu âm đạo.

Chảy máu âm đạo trong 6 tháng đầu mang thai có thể có các nguyên nhân như sảy thai, chửa ngoài dạ con, thai nhỏ, chửa cổ tử cung... Sau 6 tháng, các nguyên nhân có thể là đẻ non, nhau thai ở phía trước, nhau thai tách sớm. Nếu xuất hiện chút máu âm đạo vào gần ngày dự sinh thì phần lớn đây là dấu hiệu chuẩn bị sinh.

Đau bụng dữ dội.

Trong 6 tháng đầu mang thai, nếu thai phụ thấy đau từng cơn ở phần bụng dưới có thể là đau do tử cung co lại vì sảy thai. Đau khi rách tử cung thường là đau như cắt. Đau bụng do cuống u nang buồng trứng bị vặn thường là cơn đau kéo dài liên tục. Sau 7 tháng mang thai, các cơn đau thường là báo hiệu nhau thai tách sớm, các trận đau kéo dài từng cơn có thể là dấu hiệu chuẩn bị sinh.

Chảy nước ở âm đạo.

Sau 7 tháng mang thai, nếu thai phụ thấy xuất hiện hiện tượng nước chảy ra từ âm đạo không kiểm soát được, đó là hiện tượng vỡ ối. Sản phụ cần nhập viện ngay.

Đau đầu dữ dội và dai dẳng.

Trong thời gian mang thai, thai phụ đột nhiên thấy các hiện tượng như đau đầu dữ dội và kéo dài, chóng mặt, hoa mắt, ngột ngạt, hụt hơi, đau ở vùng tim... phần lớn là do người bệnh cao huyết áp. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra chứng tiền sản giật với tỷ lệ tử vong cao cho cả mẹ và con.

Co giật.

hứng bệnh trúng độc nặng trong thời kỳ mang thai, triệu chứng là co giật toàn thân từng cơn. Nếu phần bắp chân của bà mẹ mang thai có hiện tượng bị co rút thì đó là biểu hiện trong cơ thể đang thiếu canxi.

Bụng to quá nhanh.

Nếu phần bụng to quá nhanh, kích thước của bụng cũng vượt quá so với thời gian mang thai thì có thể do nước ối quá nhiều, thai sinh đôi, thai to. Trong đó nước ối quá nhiều thường đi liền với nguyên nhân dị hình ở thai nhi.

Hoạt động bất thường của thai nhi.

Thai phụ hết sức chú ý nếu bỗng nhiên cảm thấy thai nhi hoạt động liên tục và mạnh mẽ khác thường hay bỗng nhiên số lần hoạt động của thai nhi giảm hẳn (mỗi giờ hoạt động ít hơn 3 lần), rất có thể thai nhi đang bị thiếu oxy trong dạ con.

Phù thũng.

Phần chân của bà mẹ mang thai có thể bị phù nhẹ, sau khi nghỉ ngơi sẽ hết. Khi bị phù nặng hơn thì có thể lan ra toàn thân. Phù thường kèm với đầu và mặt bị sưng tấy, tay chân cứng, phù nặng sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan trong cơ thể, mắc bệnh thai sản, thậm chí gây ra tiền sản giật, tử vong.

Tăng giảm cân bất thường.

Ở giai đoạn đầu mang thai, một số thai phụ có thể bị sút cân do ốm nghén, đây là hiện tượng bình thường. Vào giai đoạn cuối mang thai, thai phụ tăng cân không quá 500g/tuần. Nếu trọng lượng tăng nhanh trong một thời gian ngắn thì đó là dấu hiện bị “phù nước ẩn”, không thể coi thường. Nếu bà mẹ không tăng cân, thậm chí sút cân, có thể thai nhi không phát triển, thai chết lưu, thai dị hình, nước ối quá ít...

Đọc tiếp:

NHỮNG MÓN ĂN HAY CHỮA NÓNG CHO BÀ BẦU KHI MANG THAI

HỌC CÁCH TĂNG CÂN VỪA ĐỦ KHI MANG THAI CỦA PHỤ NỮ NHẬT


Nguồn bài viết: Kiến Thức
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: