NÊN TRỰ SỮA MẸ TRONG BAO LÂU ĐỂ VẪN ĐẢM BẢO DINH DƯỠNG CHO BÉ

  7401

Sữa mẹ dư có thể vắt ra để dự trữ cho bé dùng dần. Vậy làm sao biết sữa mẹ vắt ra để được bao lâu vẫn an toàn cho bé?

Sữa mẹ dư có thể vắt ra để dự trữ cho bé dùng dần. Vậy làm sao biết sữa mẹ vắt ra để được bao lâu vẫn an toàn cho bé?

Sữa mẹ còn dư cần phải được vắt ra cất giữ để cho bé dùng dần

Có rất nhiều cách để lấy sữa từ bầu ngực của mẹ để dùng dần cho bé. Bạn có thể làm điều này bằng cách sử dụng:

- Hai bàn tay vắt sữa

- Dụng cụ hút sữa thủ công

- Máy hút sữa

Sau khi hút hết sữa hai bên, bạn có thể dự trữ trong tủ lạnh hoặc để đông cho bé dùng dần, nếu bé không cần bú ngay.

Bạn có thể cho bé bú sữa mẹ bằng bình bú, thìa, cốc hoặc cho uống bằng chai nếu bé đã lớn. Ban đầu, bạn có thể cần hướng dẫn nhưng bản năng người mẹ sẽ giúp bạn nhanh chóng bắt kịp mọi thứ.

Làm thế nào để vắt sữa an toàn cho bé?

Vắt bằng tay là lựa chọn tiện lợi nhất vì bạn không cần làm sạch bình bú, dụng cụ để bắt đầu vắt sữa. Tuy nhiên, với cách này, chuyện sữa mẹ vắt ra để được bao lâu còn phụ thuộc rất nhiều vào khâu vệ sinh trước đó. Chính vì vậy, hãy nhớ luôn luôn rửa tay trước khi bắt đầu vắt hoặc hút sữa nhé! Ngoài ra, việc vắt sữa bằng tay cũng có thể giúp bạn giảm bớt cảm giác căng đau tức thì khi bầu sữa đã quá đầy.

Dùng máy hút sữa nhanh chóng nhưng phải tiệt trùng cẩn thận

Tuy nhiên, nếu muốn dễ dàng lấy được sữa hơn, bạn có thể dùng máy hút sữa hoặc dụng cụ hút sữa thủ công.

Thời gian thông thường để hút hết một bầu sữa là khoảng 15 - 45 phút. Tuy nhiên, mỗi người có một nguồn sữa nhiều ít khác nhau nên không nhất thiết phải tuân theo chỉ dẫn mà hãy hiểu bản thân mình hơn. Nếu bạn đang sử dụng một cái máy hút để dự trữ sữa cho con, hãy nhớ:

- Ngồi thoải mái và thẳng lưng

- Dùng vật hỗ trợ đặt bên dưới

- Cho núm vú vào phễu, ở ngay vị trí trung tâm

- Giữ phễu trong mức độ hút vừa đủ, đừng quá bó chặt ngực

- Đợi 1 hoặc 2 phút cho đến khi sữa chảy ra ngoài.

Cứ vậy, bơm cho đến khi dòng sữa chậm lại và sau đó chuyển sang bầu vú thứ hai. Khi dòng sữa chảy chậm lại ở bầu  vú thứ hai, trở lại bầu vú đầu tiên để hút sữa. Như vậy, mỗi một bên vú, bạn cần phải hút 2 lần.

Nếu đang hút sữa cả hai vú cùng một lúc (bơm kép), bật máy hút ở chế độ tắt trong 30 giây hoặc lâu hơn khi dòng sữa chảy chậm lại. Sau đó, lặp lại công đoạn hút sữa và tiếp tục cho đến khi sữa chảy chậm lại.

Làm thế nào để dự trữ sữa mẹ an toàn? 

Tốt nhất để dự trữ sữa mẹ an toàn là cho vào bình bú nhựa có nắp và đóng kín hoặc dùng túi trữ sữa để bảo quản. Nếu dùng, nhớ ghi ngày, tháng trên chai hoặc túi trước khi cho vào tủ lạnh hoặc tủ đông. Với cách này, bạn có thể sử dụng được hết những túi sữa theo thứ tự ngày vắt. Để giữ cho sữa mẹ luôn an toàn trong tủ lạnh, bạn cần phải biết độ lạnh của tủ lạnh trong nhà. Bạn có thể mua một nhiệt kế, nếu tủ lạnh của bạn không có sẵn nhiệt kế. Còn nếu như bạn vẫn còn thắc mắc sữa mẹ vắt ra để được bao lâu thì đây là câu trả lời:

- Dùng trong 5 ngày, nếu để tủ lạnh ở nhiệt độ 4 độ C hoặc thấp hơn.

- Lên đến hai tuần, nếu để trong ngăn đá của tủ lạnh.

- Hơn sáu tháng nếu để trong tủ lạnh ở nhiệt độ <18 độ C.

Vì vậy, nếu có kế hoạch để dự trữ sữa mẹ cho ít nhất 5 ngày, tốt nhất nên cho vào tủ lạnh nhé!

Làm đông sẽ phá hủy một số kháng thể trong sữa mẹ mà bé cần để chống nhiễm trùng. Vì vậy, tốt nhất là không để đông sữa nếu bé cần bú ngay. Tuy nhiên, ngay cả khi sữa mẹ được đông lạnh thì nó vẫn tốt hơn so với sữa công thức.

Rã đông sữa dự trữ bằng cách ngâm cả chai hoặc túi với nước ấm

Bạn có thể làm tan sữa đông lạnh vào bất kỳ thời gian nào trong ngày bằng cách:

- Đặt chai hoặc túi dự trữ sữa trong một cái bát nước ấm.

- Xả chai hoặc túi sữa dự trữ dưới vòi nước, sau đó từ từ làm ấm sữa

- Xả đá trong tủ lạnh ngăn mát qua đêm.

Những lưu ý khi sử dụng sữa mẹ dự trữ

Nếu bạn sử dụng lò vi sóng để làm cho việc rã đông sữa mẹ dễ dàng hơn thì nó sẽ phá hủy các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ.

Khi sữa được rã đông, phải sử dụng ngay lập tức. Sữa sẽ trộn lẫn với nước bọt của bé còn lưu trên bình bú và làm cho nó bị nhiễm khuẩn theo thời gian.  

Mong rằng với những thông tin này, bạn đã biết sữa mẹ vắt để được bao lâu và cách rã đông sữa mẹ sao cho an toàn. Chúc mẹ nuôi con mát tay, hay ăn chóng lớn nhé!

+ Xem thêm:

CÁCH VẮT SỮA BẰNG TAY CHUẨN KHÔNG CẦN CHỈNH

BÍ QUYẾT VẮT SỮA MẸ THẬT DỄ DÀNG


Nguồn bài viết: SƯU TẦM
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: