Nằm Máy Lạnh Quá Lạnh Có Thể Khiến Bé Bị Điếc

  3699

Nếu không khí quá lạnh dễ khiến trẻ bị điếc nếu không được sơ cứu kịp thời, cha mẹ cần chú ý hơn nữa.

Nếu không khí quá lạnh dễ khiến trẻ bị điếc nếu không được sơ cứu kịp thời, cha mẹ cần chú ý hơn nữa.

Tỷ lệ điếc ngày càng gia tăng trong nhóm trẻ sơ sinh

TS.BS Nguyễn Tuyết Xương – Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, theo số liệu thống kê, mỗi năm nước ta có khoảng 5.000 trẻ sinh ra bị điếc. Trong đó, khoảng 3-5%o trẻ sơ sinh bị điếc. Những trẻ sơ sinh trong nhóm nguy cơ cao bị khiếm thính bẩm sinh gồm: trong gia đình có người bị khiếm thính; thời gian mang thai mẹ bị cúm 3 tháng đầu, nhiễm khuẩn, nhiễm virus, rubella; sinh non, sinh có can thiệp...

Nếu các bé khiếm thính bẩm sinh được can thiệp (trợ thính, phục hồi chức năng tốt) trước 6 tháng tuổi thì gần như đạt được khả năng nghe và hòa nhập như trẻ bình thường.

Với trẻ lớn hơn thì tỷ lệ bị điếc khoảng 4-5%, thường do trẻ bị mắc bệnh nhiễm trùng ở tai, viêm màng não, chấn thương, do ảnh hưởng của tai ngoài, tai giữa...

Trẻ có thể bị điếc khi quá lạnh?

Khi lạnh, mạch máu co lại khiến không đủ máu nuôi tai trong, nếu không kịp thời làm mạch giãn ra cho máu lưu thông thì các tế bào thần kinh ở tai trong sẽ bị tổn thương dẫn đến điếc.

Với trẻ sơ sinh, nếu vừa sinh ra đã cho nằm trong phòng máy lạnh thì dễ có nguy cơ điếc bởi trẻ quen nằm trong bụng mẹ vốn ấm áp, nay vừa ra ngoài đã gặp sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn.

Không nên bật máy lạnh quá, tốt nhất từ 25 độ trở lên. Đang đi ngoài nắng về đến nhà không nên tắm nước lạnh ngay. Khi có hiện tượng ù tai nghe kém phải đi kiểm tra thính lực ngay. 
Đối với trẻ lớn hơn, khi thấy trẻ đáp ứng với âm thanh không tốt, học kém thì nên cho đi kiểm tra thính lực.

Nhiều người tuy phát hiện ù tai hay phát hiện con mình nghe kém nhưng vì bận rộn với công việc, cứ nghĩ để làm xong việc rồi đi khám, hay chờ con thi học kỳ xong đi khám luôn... là vô tình đã bỏ mất thời gian “vàng” để điều trị.

Việc khám thính lực chỉ trong vòng 30 phút đến một tiếng đồng hồ, người lớn nếu hợp tác tốt có khi chỉ cần 15 - 20 phút là biết mình có bị mất thính giác không và mất ở mức độ nào. Đối với trẻ sơ sinh nên khám tầm soát khiếm thính.

+ Xem thêm: 

DẤU HIỆU BÉ BỊ KHIẾM THÍNH MẸ CẦN LƯU Ý

NHỮNG THỰC PHẨM MẸ NÊN CHO BÉ ĂN KHI BỊ SỐT SIÊU VI


Nguồn bài viết: sưu tầm
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: