Muốn Con Thông Minh Hãy Cho Con Vận Động

  5802

Muốn con thông minh, hãy cho con vận động, chứ đừng ép con phải ngồi lì trong phòng chơi những đồ chơi gắn mác giáo dục sớm.

Muốn con thông minh, hãy cho con vận động, chứ đừng ép con phải ngồi lì trong phòng chơi những đồ chơi gắn mác giáo dục sớm.

Tác dụng đầu tiên dễ nhận thấy nhất khi cho trẻ vận động, vui chơi ngoài trời là sức khỏe, hệ miễn dịch được cải thiện. Nhưng lợi ích lớn hơn mà không phải bố mẹ nào cũng biết là trẻ học hỏi và phát triển được nhiều kỹ năng thông qua đó.

Các giai đoạn phát triển của trẻ khác nhau thì các bài vận động cũng không giống nhau nhưng chủ yếu vẫn là các động tác khởi động đơn giản. Mới đầu, bố mẹ có thể tập cho trẻ làm quen với các động tác khởi động đơn giản như sau:

- Vươn tay: Giơ hai tay cao lên trời, rướn người cao theo tay, sau đó hạ xuống và lặp lại

- Chạy: Chạy nâng chân tại chỗ hoặc chạy vòng quanh

- Nhảy: Hai tay giơ thẳng lên trời, nhảy bật tại chỗ hoặc nhảy về phía trước

Các bài vận động phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ

Nên hình thành thói quen vận động cho trẻ ngay từ sớm, trẻ chắc chắn sẽ thích và hứng thú hơn nhiều so với những đồ chơi vô tri vô giác và kém tương tác kia.

- 0 - 3 tháng: Trẻ chưa biết tự vận động, cha mẹ massage cho trẻ, lật người cho bé nằm ở nhiều tư thế khác nhau. Khi đó trẻ được quan sát mọi vật xung quanh ở góc độ khác. Hoạt động này như một hoạt động giúp trẻ khám phá.

- 3 - 6 tháng: Trẻ vận động tay chân ngày càng nhiều, trẻ bắt đầu biết lật người. Tập cho trẻ nằm sấp, nằm ngửa, tự lật ngửa. Ngoài ra, cho trẻ chơi các đồ chơi vận động cho mắt tay, chân...

- 6 - 12 tháng: Cho trẻ tập ngồi, tập bò, tập đứng, tập đi. Các hoạt động ở giai đoạn này đa dạng hơn do tốc độ hoạt động chân tay của trẻ ngày càng nhanh.

- 1 - 3 tuổi: Lựa chọn các bài có thể phát triển các hoạt động phối hợp vận động như bò, leo, chạy, nhảy...

- 3 - 5 tuổi: Giai đoạn này trẻ thích hợp với các hoạt động ngoài trời để trẻ được tắm nắng, hít thở không khí trong lành và vừa vận động vừa chơi đùa. Ví dụ như các hoạt động: nhảy dây, kéo co, bơi lội, chơi bóng, tập thể dục nhịp điệu, đi xe đạp...

- 5 - 7 tuổi: Trẻ đã có thể chơi các môn thể thao bài bản hơn như bơi lội, bóng rổ, võ thuật...

- 8 - 12 tuổi: Giai đoạn này trẻ có một thể lực tốt, dẻo dai, tốc độ nhanh nhạy, sự chịu đựng bền bỉ và kiên nhẫn nên có thể cho trẻ bắt đầu chơi các môn thể thao như bóng bàn, cầu lông, tennis, khiêu vũ...

Những lưu ý cho bố mẹ

- Nên cho trẻ tập từ mức thấp đến cao, luôn có khởi động trước khi tập.

- Tùy thuộc thể trạng của trẻ để chọn những môn thể thao cho phù hợp. Nếu trẻ có xu hướng thừa cân, nên chọn bơi lội, đá cầu, cầu lông. Tuy nhiên, với những trẻ sức yếu hơn thì không nên chọn những môn đòi hỏi mất nhiều năng lượng, chỉ nên chọn các môn vừa sức.

- Tùy vào năng khiếu và sở thích để hướng trẻ chơi các môn thể thao phù hợp, không nên ép trẻ chơi khiến trẻ không thích, sợ hãi và không hào hứng

- Cho trẻ bổ sung nước trong quá trình tập luyện, nên uống nước lọc là tốt nhất, không nên uống nước hoa quả. Khi uống cần dạy trẻ uống từ từ, không uống nhiều cùng một lúc.

+ Xem thêm:

LỊCH PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG CỦA BÉ TỪ 0-5 TUỔI

5 TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG CHO BÉ CHƠI TRONG NHÀ KHÔNG TỐN MỘT XU


Nguồn bài viết: sưu tầm
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: