Mùa Nóng Đề Phòng Đột Quỵ Nhiệt Ở Trẻ

  7594

Mùa hè thời thiết nắng nóng , cơ thể phải tự điều tiết bằng cách tiết nhiều mồ hôi dễ dẫn đến đột quỵ nhiệt. Bố mẹ cần tìm hiểu để phòng tránh cho bé

Nguyên nhân gây đột quỵ nhiệt

Tiến sĩ Kirkendall cho biết, về cơ bản, cơ thể con người sinh ra nhiệt và tự làm mát bằng cách tiết mồ hôi. Nhưng vì nhiều lý do, chẳng hạn khi thời tiết quá nóng, ẩm, kết hợp với việc hoạt động quá mức ngoài trời nắng, cơ thể trẻ không thể bài tiết mồ hôi để làm mát kịp thời, dẫn đến đột quỵ nhiệt.

Các triệu chứng của đột quỵ nhiệt

Một số triệu chứng ở trẻ khi bị đột quỵ nhiệt bao gồm đau đầu, chóng mặt, thay đổi tâm trạng, thân nhiệt cao (trên 40 độ C), nhịp tim trở nên nhanh hơn, ảo giác, ngất xỉu cùng một vài triệu chứng khác. Trẻ bị đột quỵ nhiệt cần được sơ cứu nhanh chóng, vì nếu không được kiểm soát, tình trạng này có thể gây tổn thương vĩnh viễn và tử vong.

 Biện pháp sơ cứu đột quỵ nhiệt

Theo hướng dẫn của tiến sĩ Kirkendall, khi trẻ bị đột quỵ nhiệt, trong lúc chờ xe cấp cứu, cần đưa ngay trẻ đến nơi râm mát hoặc phòng điều hòa không khí. Sau đó, giúp trẻ cởi bỏ quần áo, làm mát cơ thể trẻ bằng cách lau nước mát và dùng đá lạnh chèn vào vùng nách hoặc bẹn - những nơi thường có nhiệt độ cao.

Nếu trẻ tỉnh dậy, hãy cho trẻ uống nước lạnh càng nhiều càng tốt theo nhu cầu của trẻ. Không nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt, vì loại thuốc này không có tác dụng trong việc điều trị đột quỵ nhiệt.

 Biện pháp phòng ngừa đột quỵ nhiệt

Để ngăn ngừa nguy cơ trẻ bị đột quỵ nhiệt, tiến sĩ Kirkendall khuyên các bậc phụ huynh cần khuyến khích trẻ uống nhiều nước khi tham gia các hoạt động thể chất ngoài trời trong những ngày nắng nóng. Đồng thời, trẻ cũng cần tránh các loại thức uống có chứa caffeine như trà, cà phê, soda, rượu, vì những loại thức uống này có thể khiến cơ thể trẻ dễ bị mất nước.

Bên cạnh đó, trong những ngày thời tiết cực kỳ nóng, cha mẹ nên hạn chế thời gian vui chơi của trẻ trong buổi sáng sớm hoặc chiều muộn. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần phải theo dõi các hoạt động thể chất của trẻ và đảm bảo không để chúng gắng sức quá mức trong lúc chơi đùa.

+ Xem thêm:

9 CÁCH HẠ SỐT CHO TRẺ EM NHANH CHÓNG TẠI NHÀ

CÁCH CHĂM BÉ BỊ CẢM SỐT CỦA CÁC MẸ TÂY


Nguồn bài viết: phunuonline
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: