Một trong những sai lầm nghiêm trọng của mẹ khi cho trẻ ăn dặm là nêm muối vào

  14858

Một trong những sai lầm thường gặp của các mẹ khi cho trẻ ăn dặm là nêm muối vào thức ăn. Các mẹ nghĩ rằng điều này là tốt, giúp con nhận đầy đủ i ốt, nhưng đây lại là việc làm có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé đấy.

Một trong những sai lầm thường gặp của các mẹ khi cho trẻ ăn dặm là nêm muối vào thức ăn. Các mẹ nghĩ rằng điều này là tốt, giúp con nhận đầy đủ i ốt, nhưng đây lại là việc làm có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé đấy.

Không nên nêm muối vào thức ăn dặm của trẻ

Dưới đây là những tác hại có thể gặp phải khi nêm muối vào thức ăn của trẻ ăn dặm cũng như những lưu ý để mẹ cung cấp đủ muối cho con. Các mẹ tham khảo nhé.

Ảnh hưởng của muối đến sức khỏe của bé

Khi trẻ bước vào thời kỳ ăn dặm (6 tháng), thận của trẻ vẫn non nớt, chưa hoàn thiện để tiêu hóa lượng muối ăn vào. Ngoài ra, việc trẻ ăn quá nhiều muối sẽ càng có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch, tổn thương não và cao huyết áp sau này.

Nguyên nhân, khi ăn, những dưỡng chất cần thiết sẽ hấp thu trực tiếp vào cơ thể trẻ còn các chất không tiêu, chất thải sẽ truyền vào máu và thận có nhiệm vụ lọc. Nhưng vì cơ thể trẻ là một bộ máy còn non nớt và thận lại là một trong những bộ phận mỏng manh nhất. Vì thế, khi bị làm việc quá tải, thận không lọc hết được lượng muối trẻ tiếp nhận vào. Từ đó, muối đọng lại trong máu tích tụ lâu dần sẽ gây tổn hại cơ thể và não bộ.

Nhu cầu muối của bé và cách bổ sung đúng

Không chỉ có người lớn mà trẻ dù ở lứa tuổi nào đều cần muối. Vì thành phần chủ yếu của muối là natri và clo, có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động của tế bào, chức năng của tất cả các cơ quan trong cơ thể. Đối với trẻ ở lứa tuổi ăn dặm đến dưới 1 tuổi, lượng muối bé cần chỉ khoảng 1g/ngày.

Tuy nhiên, không phải các mẹ cho muối i ốt trực tiếp vào thức ăn của bé mà cần bổ sung qua những thực phẩm chứa muối. Cụ thể:

- Đối với những trẻ bú mẹ, trong sữa mẹ đã có thành phần muối phù hợp với bé. Sữa công thức cũng được bổ sung một lượng muối có tỷ lệ y hệt sữa mẹ. Do đó, với trẻ sơ sinh dưới 1 năm tuổi, khi sữa vẫn là nguồn thức ăn chủ yếu, lượng muối trẻ nhận được mỗi ngày qua sữa là hoàn toàn đủ cho hoạt động của cơ thể.

Trong sữa mẹ đã có thành phần muối phù hợp với trẻ

- Các thực phẩm tự nhiên chứa muối như ngũ cốc, hoa quả, thịt gia cầm, cá, trứng, rau tươi… đều có 1 lượng muối nhất định, đáp ứng đủ nhu cầu hàng ngày của bé.

- Thực phẩm chế biến sẵn dành cho bé tuổi ăn dặm như pho mai, xúc xích, ngũ cốc ăn liền, bơ, bánh quy… đều có một hàm lượng muối nhất đinh ghi trên nhãn hàng.

Trẻ không ăn muối có thiếu i ốt?

Các mẹ không cần quá lo lắng vì trẻ dưới 1 tuổi, không ăn muối cũng chẳng lo thiếu i ốt. Nguyên nhân vì trẻ dưới 1 tuổi chỉ cần lượng i ốt khoảng 50 mcg/ngày. Nguồn cung cấp i ốt cho trẻ chính là sữa mẹ, sữa bò, sữa công thức.Trong 237ml sữa bò đã có tới 56 mcg i ốt.

Bên cạnh đó, trong các món ăn hàng ngày cũng đã đủ lượng i ốt cần thiết cho não trẻ như: Tảo biển: 1.800mcg, rau chân vịt (cải bó xôi): 164mcg, rau dền: 50mcg, rau cải xoong: 45mcg, cá thu: 45mcg, nấm mỡ: 18mcg, cá trích: 52mcg, khoai tây: 4,5mcg, bầu dục: 36,7mcg, súp lơ: 12mcg...

Khi bé trên 1 tuổi, các mẹ mới cần cho thêm một chút muối, mắm vào bữa ăn cho bé. Nên chọn muối đã được bổ sung i ốt.

+ Xem thêm:

BÉ ĂN MUỐI QUÁ SỚM TRƯỚC SAU GÌ CŨNG HƯ THẬN

LÝ DO MẸ KHÔNG NÊN CHO BÉ ĂN MUỐI ĐƯỜNG MẬT ONG


Nguồn bài viết: sưu tầm
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: