Vặn mình có thể là dấu hiệu của thiếu caxi, mệt mỏi, nôn trớ… nên mẹ không được chủ quan. Các kiến thức sau đây sẽ giúp mẹ chữa vặn mình cho bé hiệu quả.
Vặn mình là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh nên cha mẹ không cần quá lo lắng. Nguyên nhân bé vặn mình có thể là do thích vận động, ngọ nguậy. Tuy nhiên, nếu bé thường xuyên vặn mình, gồng người đỏ mặt, biếng ăn thì mẹ cần chu ý vì đó có thể biểu hiện của việc thiếu can xi, mệt mỏi, nôn trớ…
Để biết các mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh, cha mẹ nên quan tâm đến các biểu hiện chính xác.
Vặn mình là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ sơ sinh.(Ảnh minh họa)
Biểu hiện trẻ sơ sinh vặn mình
Vặn mình sinh lý
Bé gồng người, vặn mình, đỏ mặt trong vài phút rồi hết. Thông thường tình trạng này sẽ giảm dần khi bé được 2 đến 3 tháng tuổi. Nếu bé vẫn ngủ đủ giấc, ăn tốt và lên cân bình thường thì mẹ không cần phải lo lắng quá.
Vặn mình bệnh lý
Bé vặn mình kèm theo dấu hiệu ra mồ hôi trộm, quấy khóc nhiều thì đó có thể là biểu hiện của thiếu canxi hoặc các bệnh khác. Khi này mẹ cần theo dõi và đưa bé đi khám để tìm hiểu rõ nguyên nhân.
Tổng hợp các mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh
Đa số các trường hợp vặn mình ở trẻ sơ sinh đều không đáng lo ngại nếu bé không có biểu hiện mệt mỏi, khó chịu, mất ngủ, biếng ăn. Nếu bé vặn mình kèm theo chậm lớn, mất ngủ thì mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân chính xác.
Mẹ có tham khả các mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh sau đây:
- Đảm bảo bé ngủ ngon giấc:
Một trong những nguyên nhân khiến bé hay vặn mình khi ngủ là do giấc ngủ không sâu. Vì vậy để đảm bảo bé ngủ ngon giấc mẹ cần cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoải mái. Đồng thời cần đảm bảo nhiệt độ phòng phù hợp không quá nóng, không quá lạnh.
Đệm ngủ cho bé phải sạch sẽ, bằng phẳng. Mẹ nên kiểm tra tã thường xuyên để bé luôn được khô thoáng dễ chịu.
Vuốt ve, âu yếm giúp làm giảm vặn mình ở trẻ sơ sinh. (Ảnh minh họa)
- Xoa dịu bé
Khi bé vặn người, gồng mình mẹ có thể ôm bé vào lòng, vuốt ve, âu yếm để bé cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn. Khi cảm thấy an toàn bé sẽ không còn ngọ nguậy.
- Tắm nắng thường xuyên
Sau khi chào đời bé rất dễ bị thiếu hụt canxi, đặc biệt với những bé sinh non. Tình trạng thiếu canxi sẽ dẫn tới việc mệt mỏi, hay vặn mình. Vì vậy mẹ cần cho bổ sung canxi cho bé bằng cách tắm nắng thường xuyên.
Theo PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng thời điểm thích hợp nhất để tắm nắng cho trẻ sơ sinh là vào buổi sáng, lúc bình minh, mặt trời chiếu những tia nắng đầu tiên. Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ mà các mẹ cho con tắm nắng trong bao lâu. Tuy nhiên đối với trẻ sơ sinh, thời gian tắm nắng chỉ từ 10 -15 phút mỗi ngày. Nên tắm nắng cho bé vào những ngày ấm áp, ít gió. Không nên để bé tắm nắng vào ngày lộng gió, trời lạnh hoặc những ngày chuyển mùa. Sau khi tắm nắng mẹ cần dùng khăn mềm để lau mồ hôi và cho bé ngồi trong nơi thoáng mát, kín gió.