Mẹo Chữa Nứt Cổ Gà Ở Đầu Ti Khi Cho Con Bú

  7632

Khi nuôi con bằng sữa mẹ, đầu ti của bạn rất dễ bị 'nứt cổ gà'. Hiện tượng này nên được khắc phục càng sớm càng tốt để giảm đau đớn cho người mẹ.

Khi nuôi con bằng sữa mẹ, đầu ti của bạn rất dễ bị 'nứt cổ gà'. Mắc phải tình trạng này, bạn sẽ cảm thấy đau rát như kìm kẹp, ngứa ngáy khó chịu và sợ hãi mỗi lần cho con bú.

"Nứt cổ gà"  khi cho con bú: Bệnh thường gặp

"Nứt cổ gà" là hiện tượng rất thường gặp ở vú của những bà mẹ đang cho con bú. Hiện tượng này nên được khắc phục càng sớm càng tốt để giảm đau đớn cho người mẹ.

"Nứt cổ gà"  khi cho con bú: Nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân chủ yếu gây nên chứng "nứt cổ gà" là do bé không ngậm hết quầng vú mà chỉ mớm hời hợt vào núm vú. Mỗi lần bé mút, núm vú bị kéo, giật mạnh, lâu ngày gây "nứt cổ gà".

Mới đầu chỉ là một vết nứt nhỏ, nếu bà mẹ không chữa trị kịp thời vết nứt sẽ lan dài quanh chân núm vú, gây đau đớn cho mẹ và mất vệ sinh cho bé.

Trầm trọng hơn, vết nứt có thể bị nhiễm trùng và mưng mủ.
"Nứt cổ gà"  khi cho con bú: Cách xử trí

Trong quá trình cho bé bú nếu bạn bị đau rát, đầu núm vú bị sưng đỏ tấy và có dấu hiệu bị nứt thì nên ngừng việc cho trẻ bú. Lúc này, bạn dùng nước ấm pha chút muối loãng hoặc dùng nước muối sinh lý để vệ sinh núm vú, sau đó lau khô bằng khăn mềm.

Trong trường hợp cần thiết nên đi bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và có biện pháp can thiệp kịp thời tránh viêm nhiễm, bưng mủ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người mẹ và chất lượng sữa.

Khi núm núm vú bị nứt bạn không nên cho bé bú trực tiếp mà nên vắt sữa, rồi cho bé bú bình sẽ tốt hơn. Đợi cho đến khi bệnh khỏi hẳn mới tiếp tục cho bé bú trở lại. Và nên cho bé bú đúng cách để tránh bệnh tái phát.

+ Xem thêm:

4 SAI LẦM KHI CHO CON BÚ MẸ CẦN BỎ NGAY

MẸ CHO CON BÚ, NÊN VÀ KHÔNG NÊN ĂN ĐƯỢC GÌ?


Nguồn bài viết: giadinh
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: