Mẹ Nấu 8 Loại Cháo Này Bé Suy Dinh Dưỡng Sẽ Lên Cân Vèo Vèo

  37492

Trẻ bị suy dinh dưỡng cần bổ sung những chất dinh dưỡng thiết yếu. Vì vậy, cha mẹ có thể tham khảo một số loại cháo giàu dinh dưỡng sau đây là "thần dược" cho trẻ.

Các bố mẹ hãy tham khảo một số loại cháo "thần dược" sau cho trẻ suy dinh dưỡng nhé. Đảm bảo lên cân vèo vèo. 

Trẻ bị suy dinh dưỡng cần bổ sung những chất dinh dưỡng thiết yếu. Vì vậy, cha mẹ có thể tham khảo một số loại cháo giàu dinh dưỡng sau đây là "thần dược" cho trẻ.

1. Cháo thịt cóc

Theo trang Thầy thuốc của bạn, làm cháo thịt cóc cần chuẩn bị: Thịt cóc 5g, củ mài 20g, gạo tẻ 50g, gạo nếp 20g, muối vừa đủ.

- Chọn cóc vàng, làm thịt chỉ lấy mình và đùi, rửa nhiều lần nước cho sạch, nướng vàng, tán thành bột. Củ mài sấy khô, tán thành bột. Gạo tẻ và gạo nếp xay thành bột. Cho bột củ mài, bột gạo tẻ vào nồi thêm nước vừa đủ, đun trên lửa nhỏ, cháo chín cho bột thịt cóc vào quấy đều, khi cháo sôi lại là được. Trước khi ăn thêm muối cho vừa miệng.

- Ngày ăn 3 lần, cần ăn trong nhiều ngày, có thể không cần ăn liên tục mà cứ 5 ngày ăn lại nghỉ 5 ngày, sau đó tiếp tục ăn.

2. Cháo củ mài

- Củ mài 20g, gạo 50g, biển đậu 10g, lòng đỏ trứng gà 1 cái, đường trắng 20g.

- Củ mài sấy khô. Gạo, biển đậu đều xay thành bột. Trứng gà luộc bóc lấy lòng đỏ, cho vào bột gạo dầm nát trộn đều. Tất cả cho vào nồi nồi thêm 200ml nước đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín cho đường quấy đều, cháo sôi lại là được.

- Cho trẻ ăn ngày 1 lần, cần ăn liền 15 ngày.

3. Cháo ếch

- Ếch 1 con (150 - 200g), cà rốt 50g, gạo 50g, mắm muối vừa đủ.

- Ếch làm thịt bỏ đầu và nội tạng, bỏ bàn chân, ướp mắm muối trong 20 phút. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch mài thành bột. Cho gạo và ếch vào ninh nhừ thành cháo, trước khi ăn cho cà rốt vào quấy đều, cháo sôi lại là được.

- Cho trẻ ăn ngày 1 lần, cần ăn liền 5 - 10 ngày.

4. Cháo chim cút

- Chim cút 1 con (250 - 300g), gạo nếp 30g, gạo tẻ 50g, vỏ quýt khô 30g, mắm muối vừa đủ.

- Chim cút làm sạch (bỏ ruột, phổi, phần đầu từ mắt trở lên, chân), ướp mắm muối trong 20 phút. Vỏ quýt tán thành bột cho vào bụng chim cút, cùng gạo tẻ, gạo nếp nước vừa đủ ninh thành cháo.

- Cho trẻ ăn ngày 1 lần, cần ăn liền 5 - 10 ngày.

5. Cháo thịt bò băm nhỏ lòng đỏ trứng

- Thịt bò 100g, gạo 100g, lòng đỏ trứng 30g, hành tây 10 g, vừng trắng 5g, xì dầu 10g, muối 3g.

- Vo sạch gạo để ráo trong khoảng nửa giờ; thịt bò rửa sạch băm nhỏ; hành tây rửa sạch, thái nhỏ. Cho vào nồi lượng dầu thích hợp, cho thịt và hành vào xào thơm, cho thêm chút xì dầu vào đảo đều.

Sau đó, thêm gạo và nước vào đun sôi, sau đó vặn nhỏ lửa đun tiếp khoảng 40 phút. Cho muối vào rồi múc ra, cho thêm lòng đỏ trứng vào đánh đều. Cuối cùng cho thêm vừng vào là có thể ăn được.

6. Cháo tim lợn

100G tim lợn, 50g gạo nếp cùng các gia vị. Tim heo rửa sạch, băm nhỏ, ướp mắm muối gia vị, rồi xào chín. Hạt cau giã nhỏ, lọc lấy 300ml nước. Cho gạo nếp vào nước hạt cau ninh nhừ. Khi cháo gần chín thì cho tim lợn vào, đảo đều, khi cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn khi cháo còn nóng ấm, ăn ngày 2 lần vào lúc đói.

7. Cháo lươn cà rốt

Trên trang Yêu trẻ cho biết, theo Đông y, lươn có tác dụng bồi bổ khí huyết, chữa bệnh biếng ăn, ăn không tiêu, tiêu chảy, suy dinh dưỡng ở trẻ em. Đặc biệt, các thành phần dinh dưỡng trong lươn cũng rất nhiều như chất đạm 12,7g, chất béo 25,6g, năng lượng 285 calo. Vì vậy, lươn thường được các bà chế biến thành nhiều món cháo dinh dưỡng cho trẻ nhỏ như cháo lươn cà rốt chẳng hạn.

Chuẩn bị: 25g gạo tẻ, 10g thịt lợn, 20g cà rốt, 1 con lươn loại vừa còn sống.

Cách làm: Sơ chế lươn, sau đó cho vào hấp hoặc luộc chín, lấy phần thịt, bằm nhỏ. Sau khi gạo tẻ chín mềm cùng cà rốt (thái nhỏ) thì cho lươn vào nấu tiếp. Khi cháo chín, nêm gia vị vừa phải rồi đun thêm khoảng 7-10 phút. Tắt bếp, để nguội khoảng 2 phút rồi cho trẻ ăn.

8. Cháo cua

Chuẩn bị: bột gạo 20g, bột bông cải 20g, bột năng 5g, cua.

Cách làm: Cua luộc chín, lấy thịt, xay nhuyễn. Sau đó hòa cua với ít nước cho tan đều. Cho nước và bột năng vào nấu chín, tiếp tục cho bột gạo, cua vào đảo đều khoảng 2 phút. Thấy cháo chín mịn, cua tan trong cháo thì nêm gia vị và tắt bếp.

Mẹ nên cho trẻ thưởng thức món cháo dinh dưỡng này khi còn ấm để cháo không bị tanh và mất đi hương vị.

+ Xem thêm:

CHẾ ĐỘ ĂN CHO BÉ CÒI XƯƠNG SUY DINH DƯỠNG

MÁCH MẸ CÁCH CHỮA ĐẦY HƠI CHƯỚNG BỤNG GIÚP BÉ HẾT CÒI CỌC SUY DINH DƯỠNG


Nguồn bài viết: sưu tầm
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: