Mẹ Hãy Bổ Sung Chất Này Khi Mang Thai Để Sinh Con Không Bị Não Úng Thuỷ

  31417

Não úng thủy hay còn gọi là bệnh đầu nước, là một trong những dị tật của ống thần kinh. Nguyên nhân do dư thừa một loại chất lỏng trong não, từ chuyên môn gọi là dịch não tủy. Bệnh này rất thường gặp ở trẻ sơ sinh.

Hôm nay em vào bệnh thăm con một người bạn, em bé bị não úng thủy. Ra về rồi mà lòng em còn trĩu nặng và buồn quá các mẹ ạ. Em bị ám ảnh bởi cái đầu rất to, căng phồng của bé còn đôi mắt thì lờ đờ, vô hồn.

Bé được 3 tháng rồi, một ngày mẹ bé bỗng phát hiện đầu con to bất thường, thóp trước rộng, không chịu bú hay nôn ói… Mẹ mang bé đến bệnh viện khám bác sĩ chẩn đoán bé bị não úng thủy, giữ lại kiểm tra để phẫu thuật sớm.

Trong phòng bệnh có cả thảy 4 em khác cũng mắc bệnh này, bé nào nhìn cũng thấy sợ. Sao mà bệnh này càng lúc càng nhiều. Hỏi chuyện bác sĩ đến thăm khám cho bé, em được bác sĩ chia sẻ về bệnh và nguyên nhân mắc não úng thủy thế này. Em ghi tóm tắt những gì mình hiểu chia sẻ với các mẹ, để mẹ nào chuẩn bị mang thai và có con nhỏ biết, tránh nha!

Trẻ mắc não úng thủy có cơ hội chữa lành nếu phát hiện và điều trị sớm. Ảnh minh họa

Não úng thủy là gì?

Não úng thủy hay còn gọi là bệnh đầu nước, là một trong những dị tật của ống thần kinh. Nguyên nhân do dư thừa một loại chất lỏng trong não, từ chuyên môn gọi là dịch não tủy. Bệnh này rất thường gặp ở trẻ sơ sinh.
Bệnh não úng thủy thường là bẩm sinh, không di truyền, hoặc có thể xuất hiện sau một đợt viêm não, viêm màng não, xuất huyết não, u não…

Làm sao để phát hiện bệnh khi mang thai và sau sinh?

+ Khi mang thai: Hiện nay, qua kỹ thuật siêu âm hiện đại các bác sĩ đã có thể phát hiện bệnh ngay từ khi trẻ còn trong bụng mẹ ở tháng khi ở tháng thứ 7 và thứ 8.

+ Sau sinh: Sau khi trẻ ra đời, nếu mẹ thấy đầu trẻ to dần nhanh chóng, trán rộng, thóp trước rộng và phồng căng… đây là những dấu hiệu cơ bản để nhận biết. Ngoài ra, mẹ có thể căn cứ vào các dấu hiệu sau: trẻ hay quấy khóc, bỏ bú, nôn ói, ánh mắt lờ đờ hay nhìn xuống và hai tay, hai chân có thể mềm nhũn, kém linh hoạt. Nếu nhận thấy con có các dấu hiệu này, mẹ cần nhanh chóng đưa con đến bệnh viện thăm khám, siêu âm não để chẩn đoán đúng bệnh và xử lý kịp thời.

Biến chứng khi bị não úng thủy

Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, mô não sẽ bị chèn ép, dẫn đến những di chứng như mù, câm, điếc, liệt hai chi, chậm phát triển, không nói được, động kinh ở trẻ.

Điều trị não úng thủy

Trẻ mắc não úng thủy nếu được phát hiện, điều trị sớm khả năng hồi phục cao, trẻ vẫn phát triển bình thường, có thể đến trường học tập như các trẻ khác. Thời điểm điều trị tốt nhất là dưới 6 tháng tuổi. Do vậy ba mẹ không nên chủ quan với căn bệnh này ở trẻ, ngay khi phát hiện con có các dấu hiệu nêu trên cần đưa đi khám ngay.

Tuy nhiên, theo bác sĩ, ngay tháng đầu sau sinh bố mẹ nên đưa trẻ đi siêu âm não để phòng tránh tối đa căn bệnh nguy hiểm này.



Làm gì để ngăn ngừa não úng thủy ở trẻ?

- Não úng thủy là một trong những dị tật của ống thần kinh, do đó để phòng ngừa bệnh trước khi có kế hoạch mang thai và trong 3 tháng đầu thai kỳ các mẹ nên uống bổ sung acid folic (còn gọi là vitamin B9) thuộc vitamin nhóm B, có vai trò giúp cho sự đóng ống thần kinh được hoàn chỉnh trong thời kỳ bào thai. Ngoài viên uống bổ sung, các mẹ cũng có thể bổ sung acid folic cho cơ thể bằng các loại rau xanh lá, ngũ cốc.

- Thêm nữa, những mẹ bị đa ối, dư ối cũng có khả năng sinh ra những đứa trẻ bị bệnh não úng thủy. Do đó mẹ cần yêu cầu bác sĩ siêu âm kiểm tra não bé vào tháng thứ 7 hoặc 8. Sau sinh, nhớ đưa bé đi siêu âm não ngay trong tháng đầu tiên nhé!

Em hi vọng những thông tin em vừa cung cấp sẽ bổ ích cho các mẹ chuẩn bị mang thai và các mẹ sắp sinh. Cầu mong những điều tốt lành sẽ đến với các mẹ và các bé nhé!


Nguồn bài viết: wtt
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: