Mẹ Đã Cho Bé Ăn Trứng Đúng Cách Chưa?

  6960

Không phải là loại trứng nào cũng có mức độ dinh dưỡng như nhau, hoặc không phải cách chế biến nào cũng đều tốt cho con, mẹ nhé.

Trứng là loại thực phẩm bổ dưỡng rất quen thuộc trong thực đơn của những đứa trẻ - bé thích vì ăn ngon, mẹ thích vì cách chế biến nhanh, gọn, dễ dàng. Tuy nhiên không phải là loại trứng nào cũng có mức độ dinh dưỡng như nhau, hoặc không phải cách chế biến nào cũng đều tốt cho con, mẹ nhé.

Có loại trứng nào tốt hơn loại trứng nào?

Nhiều người cho rằng trứng càng to càng bổ, tức trứng ngỗng sẽ bổ hơn trứng vịt, trứng vịt bổ hơn trứng gà, trứng gà thì hơn trứng cút… từ đó cứ phải cố gắng lùng cho được các loại trứng “quý” cho con thay vì sử dụng những loại trứng được bán phổ biến. Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy, thậm chí theo bảng số liệu giá trị dinh dưỡng thì trứng cút mới là “trùm” - với các loại vitamin, khoáng chất không hề thua kém những "họ hàng" to lớn của mình.



Lòng trắng và lòng đỏ, lòng nào bổ dưỡng hơn?

Nhiều người cảm thấy cho con ăn cả quả trứng là quá nhiều nên chỉ cho con ăn lòng đỏ và bỏ lòng trắng vừa nhạt nhẽo vừa ít chất.

Quả thật trong lòng đỏ trứng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, chẳng hạn như chất béo, choline tốt cho sự phát triển của não bộ, kali, selen, vitamin B12, vitamin E, A… nhưng bù lại, ở lòng trắng trứng lại chứa nhiều protein hơn cũng như có nhiều loại vitamin khác mà ở lòng đỏ không có, chẳng hạn vitamin B2, B6, folate… cần thiết cho sự tăng trưởng tế bào và sự phát triển của hệ xương, răng…

Vậy nên bố mẹ hãy cho bé ăn đủ cả lòng trắng và lòng đỏ để nhận được tối đa dưỡng chất của quả trứng, và có thể cho bé ăn trứng cút để vừa sức hơn.

Có nên cho bé ăn trứng bắc thảo?

Oxit chì ở lớp bọc bên ngoài quả trứng bắc thảo sẽ bị thẩm thấu một phần vào bên trong. Ước tính cứ mỗi quả trứng nặng 50gr sẽ có 150microgam chì, trong khi các chuyên gia khuyến cáo lượng hấp thu chì ở trẻ em không nên vượt quá 100microgam/ngày để tránh bị những nguy cơ phát triển chậm, thiếu máu, thiếu tập trung, cản trở trao đổi vitamin D…

Còn trứng vịt lộn thì sao?

Chuyên gia nói rằng bồi dưỡng bằng trứng vịt lộn có thể giúp bé cải thiện thể lực do loại thực phẩm nay có hàm lượng sinh tố A (retinol) và tiền sinh tố A (beta carotene) cao. Tuy nhiên, bạn đừng nên cho bé dưới 5 tuổi ăn trứng vịt lộn do hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển đủ để xử lý được, lớn hơn chút nữa, bé 5-12 tuổi có thể ăn 1-2 quả/ tuần. Bố mẹ đừng nghĩ rằng trứng bổ dưỡng mà cho con ăn nhiều hơn số lượng này, và nhiều hơn 1 quả/ngày nhé, vì làm như thế tức là bạn đang đưa quá nhiều đạm vào cơ thể con, không chỉ khiến con ngán và sợ trứng mà còn chẳng tốt lành gì cho sức khỏe, thậm chí khiến bé chậm lớn, kém phát triển.

Lưu ý: bạn không nên cho con ăn trứng vịt lộn vào buổi tối mà nên cho bé ăn vào buổi sáng, và khi bồi bổ cho con bằng trứng vịt lộn thì hạn chế các loại thực phẩm giàu vitamin A khác.


Cần lưu ý những gì khi chế biến và cho con ăn món trứng?

Có một số điểm lưu ý liên quan đến món trứng bổ dưỡng này, chẳng hạn như:

Không nên nấu trứng chung với sữa bò hoặc sữa đậu nành do hai loại sữa này luôn sôi trước khi trứng kịp chín, dễ khiến các loại vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là Salmonella thâm nhập vào cơ thể, gây các bệnh dạ dày và ruột cấp tính. Không chỉ vậy, cũng không nên ăn trứng khi uống sữa đậu nành vì sự kết hợp này sẽ cản trở phân giải protein và ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa.

Bố mẹ nên cho bé ăn trứng đã chín kỹ vì lúc này, protein trong trứng trở nên xốp và dễ tiêu hóa hơn. Tuy nhiên, không nên luộc trứng quá lâu hay rán trứng quá kỹ sẽ khiến sinh ra các hợp chất không có lợi cho việc hấp thụ.

Ngoài ra, bố mẹ không nên cho con ăn trứng ngay khi vừa luộc xong mà hãy để nguội hoặc ngâm trứng trong nước lạnh ít nhất 10 phút để ngăn chặn sulfur sắt hình thành, khiến bé khó hấp thụ.
Không cho con ăn trứng khi bé đang bị sốt hoặc vừa dứt cơn sốt vì làm như thế sẽ khiến thân nhiệt của bé càng tăng thêm, bé sốt cao hơn và lâu khỏi.

Bố mẹ cũng không nên cho con ăn trứng khi bé bị tiêu chảy, vì khi này, các chức năng tiêu hóa của bé đều đang giảm sút, hoạt động kém, việc ăn trứng không những không có tác dụng bồi dưỡng cơ thể mà còn khiến tình trạng bệnh nặng thêm. 

+ Xem thêm;

CHÚ Ý QUAN TRỌNG: 6 SAI LẦM KHI CHO BÉ UỐNG THUỐC

10 LOẠI THỰC PHẨM RẤT ĐỘC, MẸ TUYỆT ĐỐI TRÁNH DÙNG CHO BÉ


Nguồn bài viết: wtt
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: