Mẹ Đã Biết Chăm Sóc Vùng Thóp Trẻ Sơ Sinh Đúng Cách Chưa?

  18819

Vùng thóp tuy chỉ chiếm một phần diện tích rất nhỏ trên đầu bé, nhưng có thể phản ánh tình trạng sức khỏe cơ bản của bé. Thực tế, thóp là nơi xương đỉnh đầu của bé chưa khép hết, chia ra thành 2 phần thóp trước và thóp sau.

Mẹ cần biết rằng hệ thống các thóp và đường nối đàn hồi giữa các xương hộp sọ sẽ giúp bảo vệ cho não bộ của bé trước áp suất bên ngoài trong quá trình chào đời. Nếu không có các khoảng hở đàn hồi này của thóp, bé sẽ có nguy cơ bị chảy máu trong não. 

Vùng thóp tuy chỉ chiếm một phần diện tích rất nhỏ trên đầu bé, nhưng có thể phản ánh tình trạng sức khỏe cơ bản của bé. Thực tế, thóp là nơi xương đỉnh đầu của bé chưa khép hết, chia ra thành 2 phần thóp trước và thóp sau.

Thông thường, thời gian đóng thóp trung bình là khoảng 14 tháng. Có khoảng 1% trẻ sẽ đóng thóp chỉ sau 3 tháng đầu đời, số còn lại thường đóng thóp vào khoảng 12-14 tháng. Đến khoảng 24 tháng thì đến 96% trẻ đều đã đóng thóp.

Tại sao thóp lại quan trọng? Bạn cần biết rằng hệ thống các thóp và đường nối đàn hồi giữa các xương hộp sọ sẽ giúp bảo vệ cho não bộ của bé trước áp suất bên ngoài trong quá trình chào đời. Nếu không có các khoảng hở đàn hồi này của thóp, bé sẽ có nguy cơ bị chảy máu trong não. Ngoài ra, những tháng đầu đời, nhất là khi bé học lẫy, học bò… bé rất dễ bị tổn thương (nhẹ) ở vùng đầu. Lúc này, thóp có tác dụng như “miếng đệm” để bảo vệ cho bé khỏi nguy cơ chấn thương sọ não.

Bạn có thể chăm sóc cho vùng thóp của bé một cách bình thường, có thể chạm vào nhẹ nhàng mà không hề gây nguy hại gì cho bé. Trong trường hợp nếu thấy thóp trước phồng lên, nên đưa trẻ đi khám bác sĩ vì rất có khả năng trẻ bị các bệnh như huyết áp, viêm màng não… gây tăng áp lực nội sọ. Ngược lại, nếu thóp trước lõm xuống thì đó là do trẻ bị mất nước do nôn, tiêu chảy, suy dinh dưỡng nặng gây nên.

+ Xem thêm:

SAI LẦM KHI NẤU CHÁO CHO CON MẸ CẦN TRÁNH

SẢN PHỤ SAU SINH CẦN KIÊNG GÌ?


Nguồn bài viết: sưu tầm
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: