Mẹ Đã Biết Cách Vệ Sinh Mũi Đúng Mà Không Làm Bé Khó Chịu Không?

  28949

Vậy vệ sinh mũi bằng cách hút mũi như thế nào mới đúng? Việc nhỏ và xịt mũi cần thao tác ra sao để vừa đảm bảo lượng thuốc vừa đủ cho trẻ, vừa không khiến trẻ khó chịu, khóc lóc sợ hãi.

Cách Vệ Sinh Mũi Cho Bé đúng vừa làm bé dễ chịu vừa giúp bé mau hết các bệnh viêm mũi họng thường gặp. Cùng tham khảo nhé các mẹ! 

Khi chăm sóc con, bạn sẽ phải đối mặt với một nhiệm vụ tưởng chừng như đơn giản nhưng lại không hề dễ dàng, đó là làm vệ sinh mũi cho con.

Vậy vệ sinh mũi bằng cách hút mũi như thế nào mới đúng? Việc nhỏ và xịt mũi cần thao tác ra sao để vừa đảm bảo lượng thuốc vừa đủ cho trẻ, vừa không khiến trẻ khó chịu, khóc lóc sợ hãi. Hãy tham khảo phần hướng dẫn chi tiết dưới đây!

Chuẩn bị:

– Nước muối sinh lý hoặc nước muối biển
– Dụng cụ hút, rửa mũi.
– Khăn sạch lau mũi

Lưu ý quan trọng:

– Thời tiết mùa đông lạnh giá thường khiến mũi trẻ bị khô khi hít vào không khí hanh khô, vì thế nếu bạn nhỏ nước muối lạnh vào mũi trẻ thì coi như là vô tác dụng, thậm chí còn khiến tình trạng của bé trở nên tồi tệ hơn.

Vì thế, hãy luôn nhớ LÀM ẤM nước muối trước khi nhỏ, xịt vào mũi bé. Với nước muối sinh lý, bạn có thể ngâm trong nước ấm, thử độ ấm vừa phải của nước muối bằng cách nhỏ giọt lên mu bàn tay để kiểm tra.

Với nước nước muối biển, thuốc xịt mũi dạng phun sương bạn có thể lắc đều tay cả chai trước khi xịt hoặc phải ngâm khá lâu trong nước nóng để làm ấm lọ xịt.

– Hãy luôn giữ chai nước muối, bình nước muối sinh lý và lọ xịt của bé được vệ sinh sạch sẽ.

Các dạng thường gặp:

– Thuốc nhỏ mũi
– Dụng cụ hút mũi
– Thuốc xịt mũi

1. Hướng dẫn cách hút, rửa mũi:

– Đầu tiên, bạn nhỏ hoặc xịt nước muối sinh lý vào mũi trẻ để làm ẩm và lỏng hoá các chất nhầy trong mũi trẻ trước khi hút chúng ra.


– Cho bé nằm trên gối cao hoặc để bé nằm nghiêng, sau đó dùng chai nhỏ hoặc dùng bình xịt xịt trực tiếp dung dịch vào mũi trẻ rồi bắt đầu hút chất nhầy. Một tay cầm dụng cụ hút mũi, một tay giữ đầu trẻ để tránh trẻ ngọ nguậy trong quá trình hút.

– Nhẹ nhàng đặt đầu dụng cụ vào lỗ mũi của trẻ, từ từ dùng tay bóp bình khí, đẩy không khí vào lỗ mũi trẻ.

– Dần dần cho không khí trở lại bình khí, kéo chất nhầy ra khỏi mũi và đi vào dụng cụ.

– Bóp chất nhầy vừa hút được ra khỏi dụng cụ, dùng giấy lau sạch đầu hút rồi tiếp tục với bên mũi còn lại.

– Sau khi thao tác xong, bạn giữ trẻ nằm nguyên tư thế trong khoảng 10 giây. Nước muối sẽ cuốn nước mũi, đờm, nhớt trong mũi xuống họng và dễ gây phản ứng nôn hoặc ói cho trẻ. Trong một vài lần đầu, bạn nên cho trẻ nôn ra phần dịch nhớt, sau nhiều lần hút mũi, trẻ sẽ dần có phản xả và không bị nôn, ói nữa.

– Cuối cùng, bạn dùng tăm bông hoặc giấy ăn sạch, mềm rồi xoắn lại, nhẹ nhàng đưa vào lỗ mũi và lau khô mũi cho trẻ.

Lưu ý:

– Bạn nên hút mũi cho trẻ khi trẻ trước giờ ăn.

– Lặp lại thao tác nếu chất nhày trong mũi trẻ quá dày. Sau mỗi lần sử dụng, bạn cần rửa sạch dụng cụ. Không nên hút mũi cho trẻ quá 3 lần một ngày.

2. Các thao tác nhỏ thuốc mũi cho trẻ:

– Đặt trẻ nằm thẳng, gối đầu lên gối. Một tay giữ cẩn thận đầu của trẻ hơi nghiêng, một tay cần lọ thuốc, nhẹ nhàng bóp 1 đến 3 giọt vào mỗi lỗ mũi.

– Giữ trẻ nằm yên trong 1 đến 2 phút để thuốc có đủ thời gian ngấm và làm loãng chất nhầy giúp thông mũi cho trẻ.

– Một cách khác, bạn có thể bế trẻ trên tay, hơi nghiêng đầu trẻ lên cao, chọn tư thế thoải mái nhất cho cả bạn và trẻ. Cũng thực hiện thao tác nhỏ thuốc tương tự như với các cho trẻ nằm.

3. Hướng dẫn cách dùng thuốc xịt mũi cho trẻ:

– Cho trẻ nằm, gối đầu lên gối. Giữ cẩn thận đầu của trẻ vững và thẳng. Đặt ống thuốc xịt ở cửa mũi của trẻ.

– Xịt dứt khoát từ 1 đến 3 lần mỗi bên mũi.

– Nhẹ nhàng lau sạch chất nhầy chảy ra từ mũi trẻ để ngăn ngừa kích ứng da.

– Lau sạch đầu ống xịt để sử dụng cho các lần tiếp theo.

– Bạn nên xịt mũi cho trẻ trước khi đi ngủ ít nhất 15 phút, trước khi ăn khoảng 30 phút.

– Bạn cũng có thể bế trẻ để xịt thuốc vào mũi, chú ý tư thế thoải mái nhất cho bạn và trẻ.

Lưu ý quan trọng: Trước khi sử dụng các loại thuốc và dụng cụ, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng. Bạn nên tham khảo theo đơn thuốc hoặc nhờ sự tư vấn của bác sĩ về hàm lượng thuốc và số lần thực hiện.

+ Xem thêm:

7 CÁCH CỰC HAY TRỊ SỔ MŨI NGHẸT MŨI CHO BÉ TRONG 2 NGÀY

MẸ SUÝT HẠI CON VÌ TRỊ SỔ MŨI BẰNG CÁCH NHỎ NƯỚC TỎI


Nguồn bài viết: sưu tầm
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: