Cho dù bạn làm mẹ lần đầu hay có đứa con thứ ba, không có gì gây xáo trộn cuộc sống gia đình hơn là tiếng khóc kéo dài của một đứa trẻ sơ sinh.
Không chỉ vì bạn không chịu nổi âm thanh này mà nó còn khiến bạn mất ngủ trầm trọng nếu trẻ chọn giờ đêm để khóc. Nếu bạn biết rằng trẻ con chỉ khóc chủ yếu vì 8 lý do chính dưới đây, cũng như nắm được một số kỹ thuật xoa dịu trẻ viết trong bài thì bạn có thể giải quyết nhanh chóng vấn đề này. Tuy nhiên, nếu những lời khuyên này không có tác dụng, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sĩ để xem sự khó chịu của bé bắt nguồn từ lý do gì.
1. Bé khóc khi mệt mỏi
Nếu bạn thấy bé khóc lâu thì có thể đã có quá nhiều tiếng ồn vào buổi trưa khiến bé chưa ngủ đủ giấc.
Một trong những lý do chính khiến trẻ sơ sinh khóc nhiều vì chúng quá mệt mỏi và cần một giấc ngủ ngắn. Điều này có thể xảy ra khi trẻ bị kích thích quá mức bởi các hoạt động xung quanh hoặc có quá nhiều sự chú ý tập trung vào bé. Ngoài ra, lịch trình giấc ngủ của trẻ sơ sinh có thể chưa được điều chỉnh đúng, đặc biệt là trẻ trên 6 tuần tuổi. Trong thực tế, các chuyên gia cho ra rằng bạn cần phải bắt đầu đào tạo em bé ngủ theo đúng giờ khi con đã bắt đầu được 6 tuần. Thất bại trong việc đào tạo thói quen ngủ có thể dẫn tới những tiếng khóc dai dẳng bây giờ và khó ngủ khi chúng lớn lên. Vì vậy, cách tốt nhất để làm dịu một đứa bé đang khó là thử đặt chúng xuống và dỗ chúng ngủ.
2. Bị sốt
Nếu em bé của bạn vừa ăn và ngủ ngon thì tiếng khóc của bé có thể là vì điều gì đó trong cơ thể của bé không được như bình thường. Trong một số trường hợp, có thể là bé đang mọc răng nhưng bạn cũng nên chú ý tới các triệu chứng khác như táo bón, sốt, tiêu chảy và nôn mửa. Các chuyên gia khuyên bạn tìm kiếm sự giúp đỡ về y tế đối với các bé sơ sinh dưới ba tháng tuổi sốt ở nhiệt độ 38 độ C hoặc cao hơn. Khi con bạn đã qua ba tháng tuổi, bé có thể đối phó với cơn sốt 38 độ mà không cần đến bác sĩ. Bạn hãy đặt một miếng vải ẩm, mát lên trán của bé để giúp hạ sốt và khiến bé thấy thoải mái hơn.
3. Bé bị đói
Trẻ sơ sinh không thể tự với tay lấy bình sữa, nên mẹ cần để ý đến tiếng khóc của bé để xem có phải bé đang cần được ăn thêm.
Các nghiên cứu đã tìm ra rằng bất kì độ tuổi nào nếu bị bỏ đói cũng không thể vui vẻ. Sự thiếu kiên nhẫn và sự giận dữ của họ tỉ lệ thuận với cơn đói. Người lớn hiểu được cơn đói của mình và họ cũng biết tìm thức ăn ở đâu, lúc nào sẽ ăn. Nhưng trẻ sơ sinh thì lại không thể làm được điều đó. Chúng cảm thấy cơn đói mỗi lúc một tăng mà không hề thấy có bất kỳ khả năng được cứu trợ nào. Giao tiếp duy nhất bây giờ của trẻ với mẹ chỉ là tiếng khóc. Vì vậy, hãy cho trẻ bú hoặc uống sữa khi chúng bắt đầu khóc. Nguyên nhân này đặc biệt đúng nếu trẻ không ăn hết bữa trước của mình. Nếu em bé của bạn có khuynh hướng ăn ít, bạn hãy chia thành các bữa nhỏ và cho bé ăn thường xuyên hơn.
4. Bé bị đau bụng
Một em bé không có bất kỳ lí do gì để cảm thấy khó chịu nhưng vẫn khóc ngằn ngặt thì bạn nên đặt vấn đề với dạ dày của bé. Đau bụng là lý do phổ biến khiến trẻ sơ sinh khóc kéo dài. Có rất nhiều vấn đề có thể khiến trẻ đau bụng như đầy hơi, táo bón, trào ngược axit, và tắc nghẽn đường ruột, không dung nạp lactose, có một loại virus dạ dày hoặc bị dị ứng sữa.
Hãy chú ý cẩn thận xem liệu bé có khóc nhiều sau khi ăn không, và để tâm đến các món ăn nào đó khiến trẻ thường xuyên khóc sau khi ăn để xem bé có bị dị ứng với một loại thức ăn đặc biệt nào đó. Nếu bạn nghi ngờ bé bị đầy hơi, hãy thực hiện động tác massage bụng nhẹ nhàng hoặc di chuyển chân bé theo chuyển động đạp xe đạp trong khi đặt bé nằm ngửa. Cách này sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.
5. Bé cần thay tã
Một chiếc tã bẩn và ướt sẽ khiến bé khó chịu và trở nên cáu bẳn.
Ngoài đòi ăn và ngủ, tã ướt là lý do phổ biến nhất khiến trẻ sơ sinh khóc. Cách dễ nhất để làm dịu vấn đề này là chú ý đến tín hiệu mà bé phát ra để thay tã ngay lập tức. Đừng quên rằng hăm tã có thể xảy ra nếu bạn để bé mặc tã ướt quá lâu, và điều này khiến bécảm thấy khó chịu thêm. Bạn có thể sử dụng loại kem chứa dầu bôi trơn hoặc oxit kẽm để làm dịu và ngăn ngừa chứng ngứa do hăm tã.
6. Một đứa trẻ khóc khi nhiệt độ khó chịu
Nếu bạn cảm thấy quá nóng hoặc quá lạnh, bạn có thể điều chỉnh quạt hoặc điều hòa. Tuy nhiên, vì một trẻ sơ sinh không thể làm điều đó nên nó sẽ tỏ ra khó chịu bằng tiếng khóc khi nó nóng quá hoặc lạnh quá. Để kiểm tra khả năng này, bạn hãy đặt một tay lên bụng bé. Nếu bạn thấy da bụng bé có vẻ nóng hoặc lạnh thì hãy có những điều chỉnh phù hợp. Hơn nữa, đa số trẻ cảm thấy thoải mái khi mặc nhiều hơn người lớn chỉ một lớp áo, vì thế đừng quá "nhồi nhét" nhằm ủ ấm cho con.
7. Một đứa trẻ khóc khi nó muốn được bế
Đôi khi tiếng khóc chỉ là vì bé muốn được ôm trong vòng tay của mẹ.
Không quan trọng khi vài người nói rằng bạn có thể làm hư trẻ bằng cách bế chúng quá thường xuyên. Trên thực tế, con người dù ở lứa tuổi nào vẫn cần được chăm sóc, quan tâm về thể chất. Em bé của bạn sẽ không hình thành thói quen xấu nào cho đến khi bé được 6 tháng tuổi. Vì vậy, hãy nuông chiều bé một chút trong giai đoạn sơ sinh, chưa kể điều này sẽ giúp bé ngừng khóc.
8. Một đứa trẻ khóc khi có thứ nho nhỏ nào đó khiến nó khó chịu
Những bất tiện bé xíu mà hầu hết người lớn có thể bỏ qua lại khiến trẻ sơ sinh cực kỳ không hài lòng. Ví dụ như vài đứa trẻ sẽ khó vì mác quần áo chạm vào da thịt, vài đứa khác lại khó chịu với ánh sáng đèn trong phòng, có đứa lại thấy ngứa ngáy với loại vải mà nó đang mặc, hay bị một sợi tóc quấn quá chặt quanh ngón tay hoặc ngón chân. Hãy tìm những vật gì đó mà bạn thấy có thể làm phiền em bé và giải quyết rắc rối nhỏ này sẽ giúp bé nhanh chóng ngoan ngoãn trở lại.
+ Xem thêm:
DẤU HIỆU Ở TRẺ SƠ SINH LÀM MẸ "KHÓC THÉT" NHƯNG KHÔNG CÓ HẠI CHO BÉ