Mẹ Bầu Nhớ Kiểm Tra Xem Con Đạp Đủ 15 - 20 Lần Mỗi Ngày Không Nhé !

  8464

Thông thường, một thai nhi khỏe mạnh sẽ đạp khoảng 15 đến 20 lần mỗi ngày và mẹ có thể cảm nhận được tần suất các cú đạp thường xuyên hơn sau mỗi bữa ăn.

Thông thường, một thai nhi khỏe mạnh sẽ đạp khoảng 15 đến 20 lần mỗi ngày và mẹ có thể cảm nhận được tần suất các cú đạp thường xuyên hơn sau mỗi bữa ăn. 

Thai bắt đầu đạp từ sau tuần thứ 9 nhưng phải đến tháng thứ 5-6 của thai kỳ, mẹ mới cảm nhận được rõ ràng. 

1. Thai nhi đạp liên quan đến sức khỏe và sự phát triển

Từ tháng thứ 5 của thai kỳ, thai nhi bắt đầu hoạt động trong tử cung và mẹ bầu có thể cảm nhận thấy bé đạp nhiều nhất từ sau tháng thứ 7. Bé hay đạp chứng tỏ bé hiếu động, khỏe và phát triển tốt. Ngoài ra, những cử động của bé như xoay người, nấc... cũng là dấu hiệu vui.

2. Thai nhi đạp để phản ứng lại sự thay đổi của môi trường

Khi có những thay đổi nhất định ở môi trường (kể cả môi trường bên ngoài), thai nhi có thể đạp hoặc đấm tay vào bụng mẹ. Chẳng hạn như tiếng ồn bên ngoài hoặc thức ăn lạ của mẹ. Những cú đá là một phần của sự phát triển bình thường và mẹ không cần phải lo lắng.

3. Mẹ nằm nghiêng về bên trái thì bé sẽ đạp nhiều hơn

Đây là cách để người mẹ kiểm tra xem thai nhi cử động thể nào. Khi nằm nghiêng về bên trái, lượng máu cung cấp cho thai nhi tăng lên và kết quả là bé sẽ đạp nhiều hơn.

4. Thai nhi đạp nhiều sau mỗi bữa ăn của mẹ

Thông thường, một thai nhi khỏe mạnh sẽ đạp khoảng 15 đến 20 lần mỗi ngày và mẹ có thể cảm nhận được tần suất các cú đạp thường xuyên hơn sau mỗi bữa ăn.

5. Thai nhi bắt đầu đạp sau 9 tuần

Mặc dù phải đến khoảng 4 tháng mẹ mới cảm nhận được cử động đầu tiên của bé (thai máy) nhưng thực tế là thai nhi đã biết đá ngay từ khi được 9 tuần tuổi. Tuy nhiên, mẹ chỉ có thể nhìn thấy hành động này khi siêu âm và nó quá nhẹ để cảm nhận được một cách rõ ràng.

6. Điều bất thường khi thai nhi giảm đạp

Sau tuần thai 28, bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ cách đếm số lần đạp của con để nhận biết điều bất thường. Bé ít hoạt động có thể liên quan đến sự thiếu hụt oxy, sự sụt giảm lượng đường... Nếu em bé không đá hay di chuyển trong hơn một giờ mặc dù người mẹ đã ăn uống đầy đủ thì hãy thử uống một ly nước lạnh hoặc đi bộ. Mẹ nên gặp bác sĩ để được tư vấn nếu thai nhi thậm chí chẳng cử động tới 10 lần trong hai giờ. Bác sĩ sẽ khám hoặc siêu âm để phát hiện nguyên nhân.

7. Thai nhi ít đạp sau tuần thai thứ 36 không có nghĩa là gặp vấn đề

Vào thời gian này, thai nhi cũng cần nghỉ ngơi, khoảng 40-50 phút. Sau tuần thứ 36, thai nhi có thể đạp ít hơn vì tử cung của người mẹ đã trở nên chật hẹp, ít không gian cho bé vẫy vùng.

+ Xem thêm:

THAI NHI ĐẠP CÀNG NHIỀU THÌ CÀNG KHOẺ MẠNH?

ĐIỀU CON YÊU MUỐN NÓI TỪ MỖI CÁI ĐẠP TRONG BỤNG MẸ


Nguồn bài viết: sưu tầm
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: