Mách Mẹ Khắc Phụ Đổ Mồ Hôi Trộm Ở Trẻ Khi Ngủ

  15835

Trường hợp bé bị mồ hôi trộm, các mẹ không nên quá lo lắng cũng không nên quá xem nhẹ. Cần bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân và phương pháp điều trị thích hợp.

Ra mồ hôi ở trẻ là một hiện tượng sinh lý khá tự nhiên để điều hòa nhiệt độ trong cơ thể khi quá nóng hoặc giúp cơ thể thải ra những chất độc hại, loại trừ cặn bã. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ ở trạng thái tĩnh, khi trẻ hoàn toàn không có chút vận động nào, đặc biệt là ban đêm mà đổ mồ hôi thì đó được gọi là mồ hôi trộm. Mồ hôi trộm thường ra nhiều nhất là lưng, trán, nách, háng, bàn tay – bàn chân vì đó là nơi có nhiều tuyến mồ hôi nằm dưới da. Trường hợp bé bị mồ hôi trộm, các mẹ không nên quá lo lắng cũng không nên quá xem nhẹ. Cần bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân và phương pháp điều trị thích hợp.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đổ mồ hôi trộm ở trẻ

Thiếu vitamin D trong giai đoạn sớm

Hiện tượng đổ mồ hôi trộm thường hay gặp ở những trẻ thiếu vitamin D trong giai đoạn sớm.

Triệu chứng điển hình trong trường hợp này là trẻ thường quấy khóc, ngủ không yên giấc, ngủ hay giật mình, do tinh trạng thần kinh bị kích thích, đồng thời trẻ hay bị ra mồ hôi ở trán, gáy ngay cả khi trời lạnh, đặc biệt là ra nhiều mô hôi lúc ngủ nên trẻ hay rụng tóc vùng gáy.

Do môi trường ngủ của bé

Cũng có nhiều trường hợp cha mẹ nhầm lẫn con bị ra mồ hôi trộm. Khi đắp quá nhiều chăn cho con mình hoặc phòng ngủ quá bí hơi không có chỗ thông gió tạo nên sự nóng bức ngột ngạt làm trẻ khi ngủ cảm thấy khó chịu, bí bách nên rất dễ toát mồ hôi. Trong trường hợp này,  mồ hôi trộm không phải là một chứng bệnh, các mẹ chỉ cần cải thiện môi trường bé ngủ.

Các mẹ nên giữ cho trẻ luôn mát, kể cả khi ngủ để trẻ ngủ ngon giấc

Do hệ thần kinh của trẻ chưa ổn định

Một nguyên nhân nữa dẫn tới hiện tượng đồ mồ hôi trộm ở trẻ đó là do hệ thần kinh của bé chưa thật sự ổn định, đang ở giai đoạn phát triển hoan thiên. Mồ hôi tiết ra nhiều hay ít là tùy thuộc vào sự điều hòa của thần kinh.

Ra nhiều mồ hôi trộm ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe của trẻ?

Bé hay bị viêm phế quản : Đổ mồ hôi đêm ở trẻ em (trừ các trường hợp do bệnh như tim mạch, tuyến giáp, lao, …) được xem là có hại.Mồ hôi toát ra từ trên cơ thể của trẻ, nếu không được lau kịp, mồ hôi ra nhiều ướt trên bề mặt da vào lúc xế chiều, buổi đêm bị nhiễm lạnh, gặp gió khiến nước bay hơi hạ nhiệt độ dẫn đến lạnh bề mặt da, gây viêm phế quản. Khi dùng kháng sinh để điều trị viêm phế quản, làm giảm các vi sinh vật sống trong ống tiêu hóa sản sinh ra các men tiêu hóa lại làm cho bé khó tiêu, biếng ăn, ăn không ngon miệng,… dẫn đến bé càng yếu. Tất cả các tác nhân này lại càng tạo điều kiện cho việc nhiễm lạnh trở lại và kết quả là bé hay bị viêm phế quản.

Thiếu canxi nhẹ : Ra mồ hôi nhiều cũng dẫn đến hậu quả thiếu canxi nhẹ vì trong thành phần mồ hôi có canxi. Canxi trong máu có vai trò kiềm hãm sự kích thích của thần kinh. Thiếu canxi nhẹ ở trẻ nhỏ gây khó ngủ, hay quấy khóc, dễ ọc sữa, són phân, són nước tiểu.

Mất các chất điện giải : Trường hợp mồ hôi ra quá nhiều, trẻ dễ bị mất các chất điện giải, cũng làm cơ thể dễ mệt mỏi, lâu dần dẫn đến suy yếu cơ thể.

Biện pháp khắc phục cho trẻ bị đổ mồ hôi trộm

• Bổ sung vitamin D: Những ngày có ánh nắng, bạn nên tận dụng ánh sáng mặt trời để tắm nắng cho bé . Thời điểm thích hợp để bạn tắm nắng cho bé là sáng trước 10 giờ, thời gian tắm nắng nên tăng đần từ 10 – 30 phút. Để cho da của trẻ tiếp xúc nhiều với ánh nắng, không cho mắt trẻ tiếp xúc thẳng với ánh sáng mặt trời chiếu vào.
• Giữ cho trẻ luôn mát (ăn, ngủ nơi rộng rãi, thoáng mát, chơi đùa trong bóng râm và luôn tắm rửa sạch sẽ hàng ngày)
• Để giúp cho bé ngủ tốt về đêm, ít giật mình quấy khóc. Trước khi ngủ, cho bé ăn đủ no, mặc áo thoáng mát, ngủ trong phòng yên tĩnh tránh ồn ào, tiếng động, nhiệt độ phòng lý tưởng là 21oC . Khi trẻ thức giấc quấy khóc, để yên cho trẻ tự tìm lại giấc ngủ. Không cáu gắt, hoặc bồng trẻ lên tay, hoặc đưa võng sẽ tạo thói quen không tốt cho trẻ sau này. Có thể tạo thời khoá biểu đánh thức bé trong đêm, càng ngày khoảng cách đánh thức xa dần cho đến khi trẻ hết thức đêm
• Hạn chế cho trẻ ăn các thức ăn sinh nhiệt (thịt mỡ, thịt bò, tôm ,cua…), các loại trái cây tính hàn: xoài, mít, nhãn…
• Nên cho trẻ ăn nhiều loại rau quả có tính mát: rau má, cải ngọt, cải đắng, bí đao, bí đỏ, thanh long, cam…
• Nấu uống (cây Artichaut tươi hay khô), củ sen (nấu canh thịt nạc), bột sắn dây.

• Tắm nắng bổ sung vitamin D cho trẻ

Một số món ăn, bài thuốc hay chữa mồ hôi trộm

Chè đậu xanh :

Nguyên liệu: Đậu xanh 50g, gạo nếp 50g, lá dâu non (khô) 10g, đường vừa đủ.
Cách chế biến: Đậu xanh gạo nếp sao vàng tán thành bột nhỏ, lá dâu khô cho vào ấm cùng 250ml nước đun sôi kỹ chắt lấy nước. Cho bột đậu, bột gạo, đường vào nước lá dâu quấy đều, đun cho sôi lại là được.
Lưu ý: Cho trẻ ăn 2 lần/ngày, lúc đói và cần ăn trong 7 ngày liền.

Chè đậu đen

Nguyên liệu: Đậu đen 50g, long nhãn 15g, táo tầu 10g.
Cách chế biến: Đậu đen vo sạch cho vào nồi thêm 700ml nước ninh cho nhừ, long nhãn thái nhỏ, táo tầu bỏ hạt giã nhỏ, cho vào đậu đen đã nhừ, đun tiếp cho chè sôi là được.
Lưu ý: Cho trẻ ăn 2 lần/ngày, lúc đói vào sáng và tối, cần ăn liền trong 5 ngày.

Canh lá dâu

Nguyên liệu : 50g lá dâu non; 100g thịt lợn nạc; bột ngọt, gia vị vừa đủ.
Cách chế biến: Lá dâu non rửa sạch thái nhỏ. Thịt lợn nạc băm nhỏ, ướp bột gia vị, xào chín, thêm 200ml nước đun sôi, rồi cho lá dâu đảo đều, canh sôi lại cho bột ngọt là được.
Lưu ý: Cho bé ăn một 1 lần/ngày với cơm và ăn liên tục trong 5 ngày

Cháo gốc hẹ

Nguyên liệu: 30g gốc hẹ; 50g gạo; 50g thịt lợn nạc; gia vị vừa đủ.
Cách chế biến: Gốc hẹ chọn phần thân sát củ, rửa sạch giã nhỏ, lọc lấy 200ml nước đặc. Thịt lợn nạc băm nhỏ ướp bột gia vị xào chín. Gạo xay thành bột, cho vào nước gốc hẹ quấy đều, đun trên lửa nhỏ, khi cháo chín cho thịt lợn, bột ngọt vào đảo đều, cháo sôi lên là được.
Lưu ý: Cho bé ăn ngày một lần, cần ăn liền 2-3 ngày, nếu bé chưa ăn được thì lọc lấy nước cho uống.

Cháo trai

Nguyên liệu: 5 con trai đồng loại vừa; 30g lá dâu non; 50g gạo nếp; 50g gạo tẻ; dầu thực vật, bột gia vị vừa đủ.
Cách chế biến: Pha nước muối loãng ngâm trai, sau một tiếng vớt ra rửa sạch, cho vào nồi luộc. Nhặt lấy ruột trai và lọc lấy nước trong. Ruột trai bỏ hết phần đất, thái nhỏ ướp gia vị, dùng dầu thực vật xào cho thơm. Lá dâu non rửa sạch thái nhỏ. Gạo tẻ, gạo nếp xay thành bột mịn, cho thêm nước vào nước luộc trai, cho bột gạo vào quấy đều, đun nhỏ lửa. Khi cháo chín cho trai, lá dâu, nêm vừa gia vị, cháo sôi lại là được.
Lưu ý: Cho bé ăn 2 lần/ngày vào lúc đói, cần ăn liền trong 4-5 ngày.

Cháo chạch:

Cá chạch đồng 100g, gạo 50g, dầu thực vật, bột ngọt, gia vị vừa đủ.
Cá chạch làm sạch, bỏ đầu, nội tạng, đuôi, đem hấp cách thủy cho chín, gỡ lấy thịt, ướp bột gia vị, xào bằng dầu thực vật. Xương chạch giã nhỏ lọc lấy 200ml nước ngọt. Gạo xay thành bột cho vào nước lọc, xương chạch quấy đều đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín cho thịt chạch và gia vị vào đảo đều. Cháo sôi lại là được. Ăn một lần trong ngày lúc đói, cần ăn liền 3 ngày.

Cháo cá quả:

Cá quả một con (200g), gạo 50g, ngũ vị 2g, gia vị vừa đủ.
Cá quả làm sạch, bỏ nội tạng, đem hấp cách thủy, gỡ lấy thịt nạc, ướp bột gia vị. Xương cá giã nhỏ lọc lấy 200ml nước ngọt. Gạo, ngũ vị xay thành bột mịn, cho vào nước lọc xương cá quấy đều đun trên lửa nhỏ, khi cháo chín, cho gia vị, thịt cá vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Ăn ngày một lần lúc đói, cần ăn liền 3 – 5 ngày.

Cháo sò, hến:

Sò biển 100g, hến 100g, gạo 50g, rễ cây hẹ 3g, gia vị vừa đủ.
Sò, hến đem rửa sạch, hấp cách thủy rồi bỏ vỏ, ruột thái nhỏ, ướp bột gia vị. Rễ cây hẹ rửa sạch giã nhỏ lọc lấy 200ml nước. Gạo xay nhỏ mịn cho vào nước rễ cây hẹ quấy đều, đun nhỏ lửa. Khi cháo chín cho sò biển và hến vào đảo đều, cháo sôi lại là được. Ăn ngày một lần lúc đói. Cần ăn liền 3 – 5 ngày.

Nước mộc nhĩ:

Mộc nhĩ 20g, táo tàu 5 quả.
Mộc nhĩ rửa sạch cùng táo tàu cho vào nồi thêm 300ml nước đun sôi kỹ chắt lấy 150ml, chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống liền 5 ngày.

+ Xem thêm:

LÀM GÌ KHI TRẺ SƠ SINH BỊ BẸP ĐẦU

CÁC LÝ DO MẸ KHÔNG NÊN CHO CON BÚ NẰM


Nguồn bài viết: sưu tầm
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: