Mách Mẹ Chiêu Để Vết Sẹo Đẻ Mổ Không Bị Lồi

  14075

Rất nhiều chị em đã phải sống cùng vết sẹo đẻ mổ lồi, to cả cuộc đời... Vậy làm thế nào để tránh bị sẹo lồi, giúp vết sẹo đẻ mổ nhanh mờ?

Bổ sung những thực phẩm nhanh lành da và chú ý đến việc vệ sinh vết mổ đẻ sẽ giúp mẹ tránh bị sẹo lồi.

Ngày nay tỷ lệ đẻ mổ đang không ngừng gia tăng, ngoài nguyên nhân bệnh lý, rất nhiều mẹ bầu hiện đại chọn sinh mổ để chọn được ngày sinh, tránh bị đau đẻ kéo dài và tránh bị ảnh hưởng vùng kín sau sinh. Tuy nhiên có một nỗi lo không hề nhỏ với các mẹ đó là "vết tích" để lại trên bụng sau ca sinh mổ. Rất nhiều chị em đã phải sống cùng vết sẹo đẻ mổ lồi, to cả cuộc đời... Vậy làm thế nào để tránh bị sẹo lồi, giúp vết sẹo đẻ mổ nhanh mờ?

Mời chị em cùng tham khảo những kiến thức hữu ích dưới đây:

Những yếu tố sẽ ảnh hưởng đến vết sẹo sinh mổ?

Nhiễm khuẩn

Nhiễm khuẩn tái phát, kéo dài, vết thương nhiễm trùng sẽ làm tăng khả năng để lại sẹo bất thường. 

Các dị vật rơi vào vết thương

Bụi, sợi và nang lông, tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi có thể gây ra phản ứng trên những mô da còn sót lại, dẫn đến sẹo.

Da bị căng

Những bộ phận da hay bị căng, chùng bất thường như cằm, cơ delta, lưng, khuỷu tay, hông, đầu gối, mắt cá chân, mu bàn chân, …thường vết thương sẽ bị ảnh hưởng dễ dẫn đến sẹo lồi. Do đó để đảm bảo thẩm mỹ, sinh mổ rạch ngang bụng sẽ tốt hơn rạch dọc bụng, vết mổ nhỏ hơn, sẹo cũng bé hơn.

Sắc tố da

Các tế bào sắc tố cũng có khả năng ảnh hưởng đến việc bị sẹo lồi. Tỷ lệ người da đen mắc sẹo lồi cao gấp 9  lần người da trắng.

Tuổi tác

Những người trẻ, đặc biệt là từ 10-20 có tỷ lệ mắc sẹo lồi cao nhất. Nguyên nhân chủ yếu là do tuổi dậy thì, các cơ quan phát triển mạnh mẽ, phản ứng sau chấn thương cũng mạnh mẽ hơn. Có thể nói quá trình liền da của người lớn tuổi tuy mất thời gian lâu hơn nhưng người trẻ da lại có khuynh hướng lành "quá mức", vết sẹo cao, dày hơn.

Cách chăm sóc vết mổ

Những lưu ý quan trọng

- Sau khi mổ lấy thai chị em nên tiếp tục mặc váy bầu hoặc những loại quần rộng, tránh chạm vào vết mổ trong thời gian ban đầu để tránh nhiễm trùng và giúp vết khâu mau lành.

- Tránh các hoạt động gắng sức, làm căng, rạn, rách vết mổ.

- Vết khâu lành sẹo, lên da non hay gây ngứa, khó chịu. Tuyệt đối không gãi, cào, chà xát lên vết khâu.

- Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, để ngăn chặn tia cực tím kích thích sự hình thành sắc tố da, khiến vết sẹo trở nên sậm màu.

Chú ý đến chế độ ăn uống

6 tháng sau mổ lấy thai là giai đoạn quan trọng để ngăn ngừa hình thành vết sẹo, chúng ta phải chú ý đến chế độ ăn uống của mình:

- Chế độ ăn giàu đạm với các thực phẩm như thịt nạc, cá, các loại đậu sẽ giúp vết thương mau lành vì đạm là nguyên liệu chính để tạo ra các tế bào mới và thành phần mô hạt cũng như các thành phần có liên quan đến quá trình lành vết thương như collagen, fibronectin. Mỗi ngày, cơ thể cần khoảng 200g các thức ăn chứa nhiều protein như thịt, cá, sữa, đậu... Khi da cần tái tạo, bệnh nhân nên ăn thật nhiều thịt vì thịt là nguồn dinh dưỡng quan trọng giúp cơ thể tự lấy lại sự cân bằng. Thịt lợn là món ăn lành tính nhất trong số các loại thịt.

- Tránh ăn ớt, hành tây, tỏi và các loại thực phẩm khác vì chúng sẽ kích thích, ngứa vết mổ.

- Không ăn quá nhiều. Ăn quá no sẽ dẫn đến tình trạng đầy bụng, rối loại chức năng dạ dày đồng thời cũng làm tăng lưu lượng máu, tạo điều kiện để sẹo bị đầy lên nhanh quá mức.

- Bổ sung các vitamin giúp lành da, đặc biệt là vitamin nhóm B. Các vitamin, nhất là các vitamin tan trong nước như vitamin B, C có vai trò tích cực trong việc hình thành tế bào mới và làm vết thương mau lành sẹo hơn, vì nó tạo nên các loại men thúc đẩy sự tổng hợp protein, tăng chuyển hóa dinh dưỡng ở tế bào. 

Một số vitamin thuộc nhóm B, trong đó có vitamin B12 và B5 có khả năng chữa lành da và là chất hỗ trợ hữu ích cho vitamin C và kẽm. Thành phần bổ sung B complex nên sử dụng hàng ngày trong suốt giai đoạn làm lành da.

Chăm sóc vết mổ hàng ngày

42 ngày sau khi mổ lấy thai, sau khi xem xét vết thương không có vấn đề, mẹ có thể sử dụng các kỹ thuật massage, bôi, đắp dưỡng chất từ thiên nhiên vừa để giảm sẹo mà vẫn an toàn cho mẹ nếu cho con bú:

-  Phương pháp bôi vitamin E: Vitamin E có thể duy trì độ đàn hồi da. Chị em có thể dùng vitamin E bôi lên vùng sẹo và nhẹ nhàng xoa 5 đến 10 phút. Thực hiện hai lần một ngày, kiên trì sẽ có kết quả tốt.

- Bôi tinh dầu hoa oải hương: Tinh dầu hoa oải hương luôn luôn là mỹ phẩm tuyệt vời, tác dụng làm mờ dần vết của sẹo tinh dầu hoa oải hương cũng được công nhận rộng rãi. Nhưng khi dùng tinh dầu nên làm loãng với vài giọt nước vì độ đậm đặc của tinh dầu có thể làm da bị nóng rát. 

+ Xem thêm:

CHĂM SÓC SẢN PHỤ SINH MỔ NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG

6 TRƯỜNG HỢP MẸ BẦU BẮT BUỘC PHẢI SINH MỔ


Nguồn bài viết: eva
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: