Chọn núm vú bình giống bầu sữa mẹ
Mẹ nên chọn bình sữa có núm vú giống vú mẹ để dòng sữa chảy chậm, từ từ và không ồ ạt vào miệng bé. Cách kiểm tra dòng sữa chảy của bình thì hãy dốc ngược bình lại rồi chờ sữa nhỏ giọt.
Nếu dòng sữa chảy quá nhanh thì sẽ khiến bé sợ thậm chí là khiến bé bị sặc. Tuy nhiên dòng sữa chảy quá chậm dễ làm bé cáu gắt và khó chịu.
Một điểm đáng lưu ý nữa là núm vú của bình cần phải mềm và giống bởi vú mẹ nhất để tạo cảm giác gần gũi với bé.
Nhờ người khác cho trẻ bú bình
Khi cho trẻ bú bình, mẹ nên nhờ một người khác như bà, bố hoặc cô dì cho trẻ bú. Khi trẻ thấy mẹ vẫn ẵm trên tay thì tâm lý sẽ không chịu bú bình mà sẽ đòi bú mẹ trực tiếp. Điều này khiến việc tập cho trẻ bú bình khó khăn hơn.
Tránh ấn núm vú vào miệng bé
Khi cho trẻ bú bình, bạn cần tránh không nên ấn ngay núm vú vào miệng bé để tránh bị sặc hoặc trẻ bị sợ do bất ngờ, không có sự chuẩn bị. Lúc này hãy để núm vú ở ngay gần miệng bé rồi để bé tự rê tìm núm vú cho vào miệng. Như thế sẽ giúp bé kiểm soát được và sẽ tự nhiên hơn.
Cho trẻ tự do đùa nghịch với núm vú của bình sữa
Trẻ có thể sẽ nhai núm vú khi bú bình, bạn đừng cản thú vui đó của trẻ mà hãy để trẻ tự nhiên với điều đó. Khi đó, trẻ sẽ thấy quen thuộc với chiếc núm vú và sẽ nhanh biết mút hơn.
Cho trẻ uống sữa ở nhiều nhiệt độ khác nhau
Mẹ hãy thử nếm sữa ở nhiều nhiệt độ khác nhau như sữa mát, sữa ấm,… rồi cho trẻ bú để tìm ra nhiệt độ lý tưởng mà trẻ thích uống là nhiệt độ nào.
Thay đổi tư thế bế khi cho trẻ bú bình
Đôi khi trẻ tỏ ra khó chịu khi tư thế bú bình và tư thế bú trực tiếp ở mẹ. Điều này có thể khắc phục được bằng cách bế trẻ thẳng lên một chút rồi nghiêng bình sữa giúp trẻ dễ bú hơn.
+ Xem thêm:
TRẺ BÚ BÌNH TRÊN 2 TUỔI SẼ KHIẾN HÀM RĂNG XẤU
VỪA NGỦ VỪA BÚ BÌNH: BÉ YÊU 10 THÁNG TUỔI ĐỘT TỬ