Khi bé gái bị hăm vùng kín, rất nhiều mẹ lúng túng không biết chăm sóc trẻ như thế nào để vùng kín con nhanh chóng hồi phục, tránh ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng sinh sản của trẻ.
Dưới đây là một số kiến thức chăm sóc vùng kín cho trẻ mẹ nên tham khảo.
1. Dấu hiệu bé gái bị hăm vùng kín
Bé gái rất dễ bị hăm vùng kín
Cơ quan sinh dục của bé gái rất dễ bị viêm nhiễm do sức đề kháng của bé yếu, chưa kể, cấu tạo vùng kín khá phức tạp và gần ngay hậu môn nên rất dễ lây vi khuẩn từ hậu môn nếu mẹ vệ sinh hậu môn không sạch sẽ.
Ngoài ra, da vùng kín cũng rất nhạy cảm, dễ bị ửng đỏ, ngứa nếu thường xuyên tiếp xúc với các chất liệu gây dị ứng, nước tiểu, phân. Do đó, khi nhận thấy những dấu hiệu dưới đây ở vùng kín mẹ hãy nghĩ ngay tới việc con bị hăm vùng kín và cần chăm sóc bé tốt hơn.
- Đỏ ửng hai bên môi âm hộ
- Bé ngứa và thường xuyên đưa tay gãi (nếu bé lớn), bé gái nhỏ hơn sẽ quấy khóc, khó chịu.
- Vùng kín có thể bị nổi mụn li ti hoặc bị ban đỏ rộng.
2. Cách vệ sinh vùng kín khi bé gái bị hăm vùng kín
Việc vệ sinh cho bé gái rất quan trọng, đặc biệt khi bé bị hăm thì mẹ cần phải có kỹ năng vệ sinh tốt, như vậy mới giúp con hết hăm và không viêm nhiễm vùng kín.
- Khi vệ sinh cho bé, dùng một chiếc khăn ướt lau từ đằng trước ra đằng sau để tránh lây nhiễm chéo từ hậu môn tới âm hộ.
- Khi vệ sinh, mẹ không được cố thụt tay vào vùng kín vệ sinh cho bé, chỉ vệ sinh ở những vị trí có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Vệ sinh cho bé gái cần phải cẩn thận
- Không sử dụng bất kỳ loại xà bông nào để rửa vùng kín cho bé vì có thể làm thay đổi độ PH ở vùng kín dẫn tới tình trạng bệnh nặng hơn (chỉ sử dụng trong trường hợp bác sĩ chỉ định).
- Khi bé bị ngứa và hăm vùng kín, mẹ có thể rửa bằng nước muối ấm pha thật loãng, nước trà xanh vì chúng có tính diệt khuẩn, tiêu diệt nấm ở vùng kín.
- Trong trường hợp, mẹ thấy vùng kín có sự bất thường như có dịch tiết âm đạo, bốc mùi, màu lạ thì tốt nhất nên đưa trẻ đi khám để tìm ra nguyên nhân và cách xử trí.
3. Làm thế nào để hạn chế hăm vùng kín cho bé gái?
Cấu tạo vùng kín của bé gái đặc biệt phức tạp hơn bé trai nên dễ bị viêm nhiễm, do đó, để tránh hăm vùng kín cho bé, mẹ nên:
- Hạn chế đóng bỉm cho trẻ vì bỉm là nguyên nhân hàng đầu gây hăm cho trẻ.
- Cần lau vùng kín khô sau khi tắm hoặc đi vệ sinh.
- Hạn chế tối đa sử dụng khăn ướt cho bé, nên sử dụng khăn mềm và nước ấm để rửa cho bé gái.
- Mặc quần rộng rãi, chất liệu thoáng mát, thấm hút tốt cho bé.
+ Xem thêm:
MÁCH MẸ CÁCH VỆ SINH VÙNG KÍN CHO BÉ GÁI ĐÚNG CÁCH
NHỮNG BẤT THƯỜNG Ở BỘ PHẬN SINH DỤC BÉ TRAI MÀ MẸ CẦN CHÚ Ý.