Mách Mẹ Bí Quyết Giúp Trẻ Sơ Sinh Ngủ Ngon

  4802

Trẻ sơ sinh khó ngủ không chỉ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của bé mà còn khiến mẹ mệt mỏi, dễ bị trầm cảm sau sinh.

Trẻ sơ sinh khó ngủ không chỉ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của bé mà còn khiến mẹ mệt mỏi, dễ bị trầm cảm sau sinh.

Giấc ngủ chính là nền tảng giúp bé phát triển khỏe mạnh và thông minh. Trong năm tháng đầu đời, bộ não của bé hoạt động rất mạnh mẽ, liên tục phát triển tạo ra những kết nối thần kinh mới. Bé liên tục nhận thức và ghi lại các thông tin về thế giới xung quanh. Khi ngủ các thông tin này sẽ được bộ não xử lý, lưu trữ để dùng trong tương lai.

Vì thế trong những tháng đầu tiên bé cần ngủ đủ giấc để tích trữ năng lượng giúp cơ thể và não bộ phát triển toàn diện.

1. Vì sao trẻ sơ sinh khó ngủ?

Trẻ sơ sinh thường không ngủ xuyên đêm. Trong 1, 2 tháng đầu đời, bé ngủ khỏang 12 -18 tiếng mỗi ngày và không theo một chu kì nào cả. Sau khi được 6 tuần tuổi bé mới bắt đầu ngủ theo nếp. Từ 3 đến 6 tháng tuổi bé có thể ngủ theo quy luật nhất định do mẹ tạo ra. Khoảng 9 tháng tuổi, 80% các bé sẽ ngủ cả đêm.

Mệt mỏi có thể khiến bé khó ngủ. (Ảnh minh họa)

Trong giai đoạn sơ sinh, nếu bé khó ngủ thì có thể do các nguyên nhân sau đây:

- Bé đói hoặc cảm thấy khó chịu.

- Tã ướt.

- Không ngủ đủ vào ban ngày.

- Bé thiếu canxi, còi xương. Khi bị thiếu canxi bé sẽ có dấu hiệu chậm mọc răng, rụng tóc hình vành khăn, hay ra mồ hôi trộm.

- Bé bị thay đổi địa điểm ngủ.

- Bé bị ốm.

- Bé gặp ác mộng.

- Tâm trạng bé bị xao động.

2. Cách hay trị trẻ sơ sinh khó ngủ

Khi trẻ sơ sinh ngủ không ngon giấc sẽ dẫn đến việc chậm lớn, kém thông minh. Để hạn chế việc này, mẹ cần thực hiện các biện pháp sau đây để giúp bé ngủ ngon:

- Dạy bé sự khác biệt giữa ngày và đêm

Trẻ sơ sinh ngủ trung bình 16 giờ một ngày. Điều đầu tiên để giúp bé ngủ xuyên đêm là mẹ cần dạy bé sự khác biệt giữa ban ngày và ban đêm. Ban ngày mẹ có thể gọi bé dạy nhiều lần để ăn. Còn ban đêm thì mẹ nên giữ không khí yên tĩnh, tránh kích thích bé để giúp bé hiểu ban đêm là thời gian để ngủ.

Cho bé ngủ khi bé có tín hiệu buồn ngủ. (Ảnh minh họa)

Cho bé ngủ khi bé có tín hiệu buồn ngủ

Mẹ cần học các dấu hiệu buồn ngủ của bé như im lặng, dụi mắt, ngái ngủ. Khi bé muốn đi ngủ mẹ nên đặt bé vào cũi hoặc giường ngay để bé chìm vào giấc ngủ.

Hạn chế thời gian ngủ ngày

Nếu bé ngủ quá nhiều vào ban ngày thì ban đêm bé sẽ khó ngủ hơn. Mẹ nên cho bé ngủ khoảng 2 đến 2,5 giờ rồi đánh thức bé dậy, cho bé ăn, giữ cho bé tỉnh táo một chút. Sau đó cho bé ngủ tiếp.

- Ngủ đúng giờ

Cho bé ngủ đúng giờ mỗi ngày là rất quan trọng để hình thành thói quen ngủ lành mạnh. Trước khi ngủ mẹ có thể có các nghi lễ như kể chuyện, hát ru để bé hiểu đã đến giờ đi ngủ. Các thói quen trước khi ngủ này sẽ giúp bé ngủ dễ dàng hơn khi lớn lên.

- Đặt bé xuống giường khi bé còn tỉnh táo

Mẹ nên đặt bé xuống giường khi bé bắt đầu buồn ngủ để tạo cho bé thói quen ngủ một mình. Mẹ không nên để bé ngủ trên tay mình vì sẽ tạo thói quen xấu cho bé.

- Thay tã cho bé trước khi ngủ

Mẹ nên thay tã cho bé trước khi bú vào ban đêm. Như vậy mẹ sẽ không đánh thức bé quá nhiều khi bé đang thiu thiu ngủ khi vừa bú xong. Khi bé tỉnh dậy mẹ cũng nên thay tã cho bé lần nữa để đảm báo bé luôn được khô thoáng, thoải mái.


Nguồn bài viết: eva
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: