Mách mẹ Bầu Tuyệt Chiêu Hạ Gục Cơn Cảm Cúm

  7585

Cảm cúm khi mang thai tháng thứ 7 trở đi có thể không gây ảnh hưởng nhiều đến thai nhi do bé yêu lúc này đã khá cứng cáp. Thế nhưng nếu tình trạng bệnh kéo dài hoặc trở nặng, mẹ bầu có thể đối mặt với nguy cơ sinh non đấy.

Lý do khiến mẹ bầu bị cảm cúm vào cuối thai kỳ có thể là do cơ thể mẹ đang sốt cao cộng với độc tính của virut cúm có thể gây kích thích tử cung khiến thai nhi bị sảy hoặc ra đời sớm hơn. Vì thế, ngay khi những dấu hiệu cảm cúm đầu tiên xuất hiện, mẹ nên tìm cách chặn đứng nó trước khi tình hình trở nên tồi tệ hơn.

Cách điều trị cảm cúm khi mang thai

– Ăn cháo tía tô giải cảm: lá tía tô xắt nhỏ 10g, hành sống giã nhỏ 5g, gừng tươi giã nhỏ ba lát, gạo tẻ 30g, muối vừa đủ. Nấu nhừ cháo, cho tía tô, hành, gừng, muối khuấy đều, ăn khi còn nóng. Loại cháo này sẽ khiến cho mẹ ra nhiều mồ hôi, vì thế mẹ sẽ thấy “nhẹ người” hơn sau khi ăn xong.Cháo tía tô có tác dụng giải cảm rất tốt

– Trị nghẹt, sổ mũi: lấy vài tép tỏi giã lấy nước, hòa chung với một ít nước muối rồi nhỏ mũi hoặc dùng bông tăm ngoáy mũi. Đồng thời, mẹ cũng nên thường xuyên xịt nước biển để giúp thông mũi.

– Uống nhiều nước, nhất là nước cam.

– Trị đau họng: chưng lê + đường phèn rồi vừa ngậm cừa nhai chậm.

– Nghỉ ngơi đầy đủ.

Nếu mẹ bầu có dấu hiệu sốt thì mẹ nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức vì thân nhiệt tăng cao sẽ làm cho môi trường nước ối nóng lên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi.

Phòng ngừa cúm quay trở lại

– Mỗi ngày uống khoảng 200ml nước cam + mật ong hoặc đường để tăng sức đề kháng. Vào những mùa không có cam, mẹ có thể thay thế bằng chanh đường cũng được.

– Ngâm chanh đào + mật ong và ăn 1 thìa vào buổi sáng có tác dụng phòng bệnh rất tốt.

– Tập “kết thân” với sữa chua.

– Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng: Các loại virus gây cảm có khả năng lây lan và phát tán mạnh mẽ. Nếu bạn chạm tay vào điện thoại, bàn phím máy tính, nắm cửa… chứa virus thì nguy cơ mắc bệnh khá cao. Bởi vì các loại virus này có thể sống hàng giờ, thậm chí, cả ngày trên bàn tay con người. Vì vậy, chị em nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, chú ý chà xát các kẽ ngón tay trong vòng một vài phút và lau khô tay bằng khăn sạch.

– Ăn nhiều rau quả tươi, sạch: Các loại rau quả có màu xanh sậm, vàng, đỏ rất giàu vitamin và khoáng chất có tác dụng củng cố sức khỏe, tăng sức đề kháng, chống lại chứng bệnh cảm cúm.

– Hít thở không khí trong lành: Thời tiết mùa lạnh, hay mùa mưa khiến chị em ngại vận động ngoài trời. Đây chính là nguy cơ làm gia tăng tình trạng cảm ở thai phụ . Trừ những ngày quá lạnh, nếu không, bạn cũng nên  đi bộ ngoài trời, tập thể dục nhẹ nhàng để tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi cảm.

Hãy bước khỏi giường và ra ngoài hít thở không khí nào!

– Giữ ấm cơ thể: Đặc biệt giữ cho chân luôn được ấm bằng cách bôi dầu nóng vào lòng bàn chân và giữ ấm cổ khi đi ngủ. Khi ra đường vào sáng sớm hoặc chiều tối, chị em cũng cần giữ ấm cơ thể.

– Uống nhiều nước: Mẹ bầu nên uống tối thiểu 6-8 cốc nước mỗi ngày khi mang thai và nhiều hơn vào những ngày trời nắng nóng. Dấu hiệu đơn giản để nhận biết cơ thể thiếu nước hay không được phân biệt qua màu sắc của nước tiểu: Nếu nước tiểu có màu vàng trong, chứng tỏ bạn đã uống đủ nước. Nếu nước tiểu sẫm màu, bạn cần bổ sung thêm nước uống. Nước có tác dụng “súc rửa” và thanh lọc những độc hại trong cơ thể, tăng sức đề kháng, giúp mẹ bầu phòng chống bệnh hiệu quả.


Nguồn bài viết: sưu tầm
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: