Tết là thời gian chúng ta phải lo toan rất nhiều thứ, thế nên vợ chồng dễ nảy sinh mâu thuẫn, thậm chí việc về nhà ai đón Tết cũng khiến họ cãi vã rồi ly hôn. Vốn là một dịp gia đình sum họp, vậy mà đối với một số người thì Tết lại là thời điểm chia ly.
Tôi có một cô bạn thân, đã kết hôn được tám năm, dường như năm nào hai vợ chồng cũng cãi vã nhau vì vấn đề Tết nên về nhà ai. Người ngoài nhìn vào thì sự việc khá đơn giản, hoặc là ai về nhà nấy, hoặc năm nay về nhà chồng, năm sau về nhà vợ. Thế nhưng sự việc xảy ra với họ thì lại chẳng hề đơn giản chút nào.
Nhà nội và nhà ngoại họ cách nhau hơn 1000 km, mỗi khi muốn về nhà ngoại thì phải đặt vé từ sớm, nếu không sẽ không đặt được. Đi tàu hỏa thì mất rất nhiều thời gian, mà đi máy bay thì lại quá đắt đỏ. Thời gian đi tàu xe cũng phải mất gần 2 ngày, nghỉ Tết thì cũng chỉ được có mấy ngày, nên chồng cô ấy không muốn về quê vợ, kêu mệt và không có thời gian nghỉ ngơi.
Cũng chính vì vấn đề này mà hai vợ chồng đã cãi nhau không biết bao nhiêu lần. (Ảnh minh họa)
Thế nhưng bố mẹ cô ấy đều đã có tuổi, ngày thường bận việc đã không về được, nếu Tết đến còn không về nữa thì thật là có lỗi với bố mẹ, phải làm sao bây giờ? Anh chồng cảm thấy vợ không hiểu cho mình, cô vợ thì cho rằng chồng không hiếu thuận. Cũng chính vì vấn đề này mà hai vợ chồng đã cãi nhau không biết bao nhiêu lần.
Có người nói nếu đã không ở được với nhau thì ly hôn đi, thế nhưng họ còn có một cậu con trai 7 tuổi, hơn nữa ngày thường họ sống rất hòa thuận vui vẻ với nhau, chỉ khi giáp Tết mới xảy ra mâu thuẫn.
Mấy năm trước, hai người thường về nhà ngoại đón Tết cùng ông bà, nhưng bây giờ anh chồng dường như không mấy coi trọng cuộc hôn nhân này nữa, nói thế nào cũng không muốn về nhà ngoại. Anh cảm thấy về mấy năm như vậy là đủ rồi, không nhất thiết phải về nhà ngoại nữa. Cô ấy nghĩ trong năm đã ở nhà chồng rồi, chỉ Tết mới có thời gian về quây quần với bố mẹ mình, vì sao chồng lại không đồng ý?
Trong năm đã ở nhà chồng rồi, chỉ Tết mới có thời gian về quây quần với bố mẹ mình, vì sao chồng lại không đồng ý? (Ảnh minh họa)
Sau đó hai vợ chồng họ cứ cãi nhau không ngừng, cuối cùng quyết định đến một thành phố ở giữa nhà ngoại và nhà nội làm việc, song điều này cũng không giải quyết được vấn đề Tết sẽ về nhà ai. Có người nói, đã như vậy thì tại sao mỗi dịp Tết đến không đón bố mẹ hai bên tới ở chung với mình, như thế có phải là Tết đoàn viên hay không?
Không phải hai vợ chồng họ chưa nghĩ tới điều này, nhưng nhà thì bé, đón ông bà đến rồi để ông bà ở khách sạn thì không hiếu thuận, mặt khác nhà ở xa, tàu xe đi lại cũng mệt, ông bà đều có tuổi cả rồi, quan trọng nhất là bố mẹ không được khỏe, trời thì lạnh, ngộ nhỡ xảy ra chuyện gì trên đường đi thì đúng là hai vợ chồng sẽ tự trách mình cả đời.
Cuối cùng vì vấn đề này, hai vợ chồng đã quyết định ly hôn, cô ấy một mình đưa con về nhà đón Tết với bố mẹ. Anh chồng cũng chẳng phản đối gì, chỉ là vết nứt trong tình cảm vợ chồng thì khó bề hàn gắn được.
+ Xem thêm:
Chả Cần Biết Xa Hay Gần Cứ Là Con Dâu Thì Phải Đón Giao Thừa Ở Nhà Chồng
Làm Dâu Mà Ghét Tết Là Thiếu Giáo Dục
Tết Không Được Về Nhà Mẹ Đẻ Còn Phải Chi Tiền Nhà Chồng