Lưu Ý Về Sốt Co Giật Ở Trẻ Mẹ Nào Cũng Cần Phải Biết

  8282

Nói đến sốt co giật ở trẻ hẳn nhiều mẹ vô cùng lo lắng và có phần sợ hãi vì lo ngại biến chứng đến não trẻ. Vậy sốt co giật là gì và có thực sự đáng lo ngại? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Nói đến sốt co giật ở trẻ hẳn nhiều mẹ vô cùng lo lắng và có phần sợ hãi vì lo ngại biến chứng đến não trẻ. Vậy sốt co giật là gì và có thực sự đáng lo ngại? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Sốt co giật là gì?

Không phải trẻ nào sốt cao cũng co giật mẹ nhé!

Sốt co giật là tình trạng co giật xảy ra ở trẻ trong lứa tuổi từ 3 tháng - 6 tuổi và nhiệt độ sốt từ 38 độ C trở lên. Và hiện tượng này phổ biến nhất ở độ tuổi 12 - 18 tháng.

2. Biểu hiện sốt co giật

Khi bị sốt co giật cha mẹ sẽ thấy trẻ có các biểu hiện như:

- Tăng nhiệt độ đột ngột.

- Cứng người.

- Trợn mắt.

- Tay chân giật liên hồi và sau 1 - 2 phút thì tự hết co giật.

3. Trẻ cứ sốt cao là bị co giật?

Đây là ngộ nhận nguy hiểm của nhiều bậc cha mẹ dẫn đến việc sử dụng thuốc hạ sốt không cần thiết cho trẻ.

Ở trẻ có cơ địa dễ co giật thì nhiệt độ sốt cao có thể dễ co giật hơn tuy nhiên, ngay cả khi trẻ đó sốt 38 độ C cũng có thể co giật. Và ước tính khoảng 2 - 4% trẻ dưới 5 tuổi bị sốt co giật. Điều đó cũng có nghĩa là 98 - 96% trẻ sốt cao không bị co giật.

4. Sốt co giật có ảnh hưởng đến não bộ?

Sốt co giật không ảnh hưởng đến não

Đây chắc chắn là băn khoăn lớn nhất của cha mẹ khi trẻ bị sốt co giật. Nhiều bậc cha mẹ lo lắng bây giờ trẻ bị co giật sau này sẽ ảnh hưởng đến não. Tuy nhiên cha mẹ không cần lo lắng về điều này. Tình trạng sốt co giật hầu như không để lại nguy hiểm và biến chứng gì cho thần kinh của trẻ sau này. Đứa trẻ bị sốt co giật hồi nhỏ vẫn phát triển trí tuệ và thông minh khi lớn lên.

5. Độ tuổi nào trẻ không còn bị sốt co giật nữa?

Đối với những trẻ có cơ địa dễ bị co giật, thông thường trẻ sẽ hết sau 6 tuổi, một số trẻ sẽ hết sau 7 tuổi. Và khi lớn lên đứa trẻ đó hoàn toàn khỏe mạnh.

6. Sốt co giật là biểu hiện bệnh động kinh?

Điều này hoàn toàn không đúng. Sốt co giật không có nghĩa là trẻ bị động kinh. Tuy nhiên, khi bị động kinh trẻ thường bị co giật ít nhất 2 - 3 lần trở lên mà không kèm theo sốt. Mẹ cần hiểu đúng kiến thức để chăm con tốt hơn.

7. Cách xử lý đúng khi trẻ bị sốt co giật

Nhiều quan niệm từ ông bà, bố mẹ trước đây cho rằng, khi trẻ bị co giật cần nhét khăn hay vật cứng vào miệng để trẻ không cắn lưỡi hoặc vắt chanh vào miệng để trẻ hết co giật.

Đây là những cách làm phản khoa học và có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Khi trẻ bị sốt co giật cha mẹ cần làm những việc sau:

- Giữ cho đường thở được thông thoáng và nằm nghiêng sang một bên, đầu hơi thấp để đờm nhớt trong miệng chảy ra. Do đó việc nhét đồ vật vào miệng trẻ là không cần thiết.

- Không cố gắng ngăn cơn co giật vì sau 1 - 2 phút sẽ tự hết. Nếu sau 5 phút không hết cần đưa trẻ đi cấp cứu để được uống thuốc chống co giật.

- Không vắt chanh vào miệng trẻ vì có thể gây sặc hoặc nghẹn hạt chanh dẫn đến thiếu oxy lên não và để lại di chứng ở não.

- Khi bé ngừng co giật hãy cho bé uống thuốc hạ sốt.

- Nếu quá lo lắng nên đưa bé đến bệnh viện gần nhất.

8. Uống thuốc hạ sốt có giúp giảm co giật?

Đến nay chưa có nghiên cứu nào chỉ ra việc uống thuốc hạ sốt khi co giật sẽ giúp bé hết co giật. Thực tế thì co giật thường diễn ra ở đợt sốt đầu tiên và do cha mẹ chưa kịp cho trẻ uống thuốc. Sau khi hết co giật, cha mẹ mới bắt đầu cho trẻ uống nên khó có thể xác định được việc uống thuốc có giúp giảm co giật.

Trong khi đó, một số trẻ có cơ địa sốt co giật thì chỉ cần 38 độ cũng co giật. Vì vậy tùy vào cơ địa của trẻ để cho trẻ uống thuốc hạ sốt hợp lý.

+ Xem thêm:

Sai Lầm Cần Tránh Khi Trẻ Bị Sốt Cao Co Giật Mẹ Nhớ Thuộc Lòng

Bé Sốt Cao Co Giật Mẹ Làm Ngay 5 Bước Sau Để Cứu Tính Mạng Trẻ


Nguồn bài viết: sưu tầm
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: