Lưu Ý Quan Trọng Khi Cho Bé Ăn Dặm Lần Đầu

  5276

Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi bé sẽ khác nhau trong từng giai đoạn. Vì vậy, thay vì “chăm chăm” theo công thức cố định, mẹ nên quan sát thái độ, thói quen của bé để thay đổi cho phù hợp.

So với những tháng đầu đời, việc chuẩn bị thức ăn dặm cho bé dễ gây khó khăn cho mẹ hơn vì không chỉ số lượng, chủng loại mà cả hương vị đều cần được chú ý...

So với những tháng đầu đời, việc chuẩn bị thức ăn dặm cho bé dễ gây khó khăn cho mẹ hơn vì không chỉ số lượng, chủng loại mà cả hương vị đều cần được chú ý. Mục tiêu quan trọng nhất lúc này là làm sao cho bé chấp nhận các loại thức ăn mới và cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho con.

1/ Chế độ dinh dưỡng cho bé ăn dặm giai đoạn bắt đầu

- Ngũ cốc và các loại hạt, bao gồm gạo – yến mạch – lúa mạch: Gạo và yến mạch là những loại ngũ cốc “hiền” nhất, bởi hầu hết các bé đều không bị dị ứng với 2 loại thực phẩm này. Ngoài ra, theo các chuyên gia, mẹ không nhất thiết phải cho bé bắt đầu bằng ngũ cốc. Chuối hay bơ cũng đều phù hợp cho khởi đầu ăn dặm của bé.
- Trái cây, bao gồm bơ – táo – chuối – lê: Sau 8 tháng hoặc sớm hơn một chút, mẹ có thể cho bé ăn trái cây tươi chín mềm nếu bé không gặp phải bất kỳ vấn đề tiêu hóa nào. Riêng với bơ và chuối, mẹ không cần phải nấu chín trước khi cho bé ăn.
- Rau củ, bao gồm khoai lang – bí đỏ – đậu cove: Cho bé ăn rau củ nấu chín cho đến khi bé được hơn 1 tuổi hay khi bé đã có thể nhai tốt và không bị nghẹn/hóc thức ăn khi ăn.
- Chất đạm: Trong giai đoạn mới bắt đầu, chất đạm chưa thực sự cần thiết trong chế độ dinh dưỡng của bé. Tuy nhiên, nếu có cho bé ăn thịt, mẹ nên nấu chín kỹ. Tuyệt đối không cho bé nếm thử thịt hay cá sống, dù chỉ với một lượng rất nhỏ.
- Chế phẩm từ sữa: Trẻ dưới 12 tháng tuổi có hệ tiêu hóa còn non nớt nên chưa thể tiêu hóa được sữa tươi, sữa bò. Vì vậy, trong giai đoạn này, sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nguồn bổ sung canxi và chất dinh dưỡng chủ yếu cho trẻ.

Đừng bỏ lỡ những lưu ý quan trọng giúp lần đầu ăn dặm của con dễ dàng hơn, mẹ nhé!

Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi bé sẽ khác nhau trong từng giai đoạn. Vì vậy, thay vì “chăm chăm” theo công thức cố định, mẹ nên quan sát thái độ, thói quen của bé để thay đổi cho phù hợp.

2/ Lần đầu ăn dặm, cho bé ăn bao nhiêu?

Lần đầu tiếp xúc với thức ăn khác ngoài sữa mẹ, bé chỉ có thể ăn được khoảng 1/2 muỗng nhỏ. Mẹ không nên kỳ vọng rằng bé sẽ ăn nhanh và nhiều trong lần đầu tiên này. Khi lớn và quen hơn với các loại thực phẩm, khẩu phần ăn của bé sẽ tăng thêm. Tuy nhiên, sữa vẫn là nguồn cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho bé ở giai đoạn này. Kích thức dạ dày của bé lúc này bằng cỡ một nắm tay của bé nên bé sẽ chưa ăn được nhiều và chưa đủ để có thể gọi là một bữa ăn.Vì thế, mẹ không nên quá đặt nặng việc ăn dặm của bé vào lúc này.
Trong những lần đầu tập ăn, một số bé sẽ tìm cách nhè thức ăn ra ngoài. Đây là một dấu hiệu bình thường, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bé chưa thực sự sẵn sàng ăn dặm. Mẹ nên quan sát thêm các dấu hiệu và cử chỉ của bé để chắc chắn thời điểm phù hợp cho bé ăn dặm.

3/ Nhu cầu về sữa của bé từ 0 – 12 tháng tuổi

Để đảm bảo cho nhu cầu dinh dưỡng của bé trong giai đoạn dinh dưỡng, mẹ nên đặc biệt lưu ý đến lượng sữa bé tiêu thụ mỗi ngày. Cố gắng cho bé bú đúng theo nhu cầu và phù hợp với độ tuổi.
0 – 3 tháng: bú mẹ mỗi 1 – 3 tiếng/lần hay 540 – 1200 ml sữa công thức/ngày
4 – 5 tháng: bú mẹ mỗi 2 – 4 tiếng/lần hay 720 – 1300 ml sữa công thức/ngày
6 – 8 tháng: bú mẹ mỗi 3 – 4 tiếng/lần hay 720 – 1100 ml sữa công thức/ngày
9 – 12 tháng: bú mẹ mỗi 4 – 5 tiếng/lần hay 720 – 900 ml sữa công thức/ngày
Từ 12 tháng trở lên, mẹ có thể cho bé làm quen với sữa tươi nguyên kem và dùng thêm một số chế phẩm khác từ sữa như yogurt, phô mai…


Nguồn bài viết: Theo MB
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: