Khái niệm "chậm kẹp rốn sau sinh" còn khá mới mẻ ở Việt Nam và không phải bà bầu nào cũng biết và trang bị kỹ trước khi đi sinh.
Bài viết dưới đây sẽ giải thích cho các mẹ hiểu chậm kẹp rốn sau sinh là gì và mang lại những lợi ích kỳ diệu nào đối với con.
1. Chậm kẹp rốn sau sinh là gì?
Chậm kẹp rốn sau sinh có rất nhiều lợi ích với trẻ
Kẹp rốn và cắt rốn sau sinh là một trong những công đoạn cuối cùng kết thúc quá trình sinh nở. Và việc này luôn được bác sĩ cùng nữ hộ sinh thực hiện ngay sau khi em bé chào đời. Tuy nhiên, quan niệm này ngày càng thay đổi và các nhà khoa học ngày càng đưa ra nhiều bằng chứng có lợi hơn về việc chậm kẹp rốn sau sinh.
Nghĩa là, thay vì kẹp rốn và cắt rốn ngay sau khi sinh thì các bác sĩ, hộ lý sẽ làm việc này chậm hơn 2 - 3 phút. Và hành động này sẽ được thực hiện nhiều hơn ở trẻ sinh non.
2. Lợi ích từ việc chậm kẹp rốn sau sinh
Lợi ích từ việc chậm kẹp rốn sau sinh đầu tiên là cung cấp thêm cho trẻ 32% lượng máu
- Dây rốn sẽ cung cấp thêm cho trẻ 32% lượng máu.
- Cơ thể trẻ có thêm chất sắt, giúp ngăn ngừa sự thiếu hút chất khoáng trong cơ thể trẻ. Vì trẻ được nhận thêm 32% lượng máu nên dĩ nhiên sẽ nhận được nhiều dưỡng chất hơn gồm tế bào gốc và sắt. Thực tế chỉ cần chậm kẹp 2 phút mẹ có thể tăng lượng sắt trong cơ thể trẻ từ 24 lên đến 47mg, lượng sắt này tương đương với nhu cầu sắt của bé trong 1 - 2 tháng sau sinh.
- Cân nặng của trẻ sẽ lớn hơn do lượng máu được cung ứng nhiều hơn so với việc cắt rốn ngay sau khi sinh. Điều này cũng chứng tỏ bé khỏe mạnh hơn và mẹ sẽ không phải lo bé thiếu máu. Điều này đặc biệt có ý nghĩa với những em bé sinh non, bé sẽ nhận thêm được nhiều máu, nhiều sắt, nhiều tế bào gốc hơn.
- Giảm nguy cơ xuất huyết não thất ở trẻ cũng như nguy cơ nhiễm khuẩn máu sau đó. Xuất huyết não thất là tình trạng máu ở khu vực não tràn vào khu vực chứa dịch não và hiện tượng này thường xảy ra với bé sinh non. Riêng nhiễm khuẩn thường xảy ra sau 3 - 7 ngày sau sinh (nguyên nhân do môi trường, người chăm sóc) và nhờ chậm kẹp rốn các mẹ sẽ giảm được điều này.
- Nhận thêm được lượng oxy từ mẹ do dây rốn vẫn chưa bị cắt. Điều này lý giải vì sao một số em bé sinh dưới nước vẫn không bị ngạt thở do dây rốn cắt chậm và bé chưa cần tự thở cho tới khi dây rốn bị cắt.
+ Xem thêm:
QUY TRÌNH VỆ SINH RỐN HÀNG NGÀY CHO BÉ SƠ SINH CÁC MẸ NHỚ NHÉ
Mách Mẹ Cách Vệ Sinh Rốn Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Khoa Học